TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 303331

  TRỒNG TRỌT

  Khoai mán vùng cao
24/09/2014

Với mục tiêu giúp dân giảm nghèo bền vững, vừa qua huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình trồng khoai mán ruột vàng ở xã Trung Hạ.

Khoai mán vùng cao

Khoai mán giúp nông dân Quan Sơn giảm nghèo

Trước kia khoai mán ruột vàng cũng đã từng được bà con đưa vào SX nhưng mang tính chất manh mún, tự phát do loại cây này rất khó bảo quản về giống cũng như đầu ra cho sản phẩm.

Ông Lê Văn Dung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quan Sơn cho biết, so với các loại cây trồng khác như lúa, ngô, cây khoan mán trồng ở đất Quan Sơn thể hiện nhiều đặc tính vượt trội như thích hợp với nhiều loại đất, nhất là ở những tháng cuối cùng khi củ tạo tinh bột không cần phải tưới nước nên phù hợp địa hình, thổ nhưỡng ở địa phương; thời vụ ngắn (khoảng 5 - 6 tháng), năng suất gấp 2 - 3 lần so với cây trồng truyền thống. Kỹ thuật trồng không quá khó, phù hợp với trình độ dân trí của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, việc giữ giống cây khoai mán và bảo quản củ không dễ, nếu đầu ra không kịp tiêu thụ.

Chính vì những ưu điểm vượt trội của khoai mán nên huyện Quan Sơn đang tập trung vận động bà con quay lại trồng loại cây này theo quy mô tập trung. Theo đó, Phòng NN-PTNT huyện đã cử cán bộ đến một số địa phương có trồng khoai mán để học tập kinh nghiệm, nhất là cách bảo quản giống, kỹ thuật thâm canh, từ đó tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai trồng thử nghiệm xen canh với cây ngô tại 4 xã: Sơn Điện, Sơn Lư, Tam Lư và Trung Hạ; mỗi mô hình trồng khoảng 1 ha.

“Với kết quả bước đầu này, vụ tới Trung Hạ sẽ chuyển khoảng 60 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng khoai mán nhằm giúp đồng bào giảm nghèo bền vững”, ông Tâm nhấn mạnh.

Anh Hà Văn Nguyến, cán bộ khuyến nông bản Din, xã Trung Hạ nói: “Tham gia mô hình chúng tôi được huyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ 4 tạ phân, 2 tạ lân và toàn bộ giống trồng trên diện tích 1 ha. Vì vậy, bà con ai cũng phấn khởi làm theo các hướng dẫn của cán bộ khuyến nông từ cách trồng, cách chăm bón cho đến thu hoạch”.

Cánh đồng khoai của bản Din đang vào mùa tạo củ, nhìn những bụi khoai xanh tốt được trồng theo luống xen lẫn cây ngô đã ra bắp. Cả 2 loại cây đều hứa hẹn cho mùa bội thu. Chị Lương Thị Thiệp, trưởng bản Din cho hay, cây khoai mán về bản Din rất được nhân dân ủng hộ, đồng tình bởi loại cây này dễ trồng, dễ chăm bón, hiệu quả lại cao gấp nhiều lần các cây trồng ngắn ngày khác.

Còn ông Hà Hoàng Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hạ phân tích, nếu trồng theo mô hình, chăm sóc đúng kỹ thuật hướng dẫn cây khoai mán ruột vàng sẽ cho năng suất đạt từ 10 - 13 tấn/ha, bán với giá bình quân 10.000 đồng/kg (bán ngay tại ruộng) như hiện nay thì 1 ha khoai sẽ cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

 

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu