TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 303321

  TRỒNG TRỌT

  Trồng nấm rơm trong nhà
24/09/2014

Vài năm gần đây, nhiều hộ nông dân ĐBSCL quyết định chuyển từ hình thức trồng nấm rơm ngoài trời sang trồng trong nhà. Bởi cách làm này có nhiều lợi thế về năng suất và ưu điểm hơn.

Trồng nấm rơm trong nhà

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà đang mang lại hiệu quả cao

Ông Nguyễn Thanh Tùng ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào SX lúa giống. Cách nay hơn 1 năm, tôi được Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ 30% kinh phí để thực hiện thí điểm mô hình trồng nấm trong nhà, thấy hiệu quả nên tôi tiếp tục SX đến giờ”.

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, ông Tùng nói: "Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.

Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 - 35 độ C, ẩm độ 80 - 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm".

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, ông Tùng còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. “Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết giá nấm từ 80.000 - 100.000 đ/kg nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ”, ông chia sẻ.

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm. Theo ước tính, chi phí mua rơm, vận chuyển, meo, phân bón, công lao động… từ 400.000 - 500.000 đ/công rơm, trừ chi phí cho lợi nhuận 1,5 - 2 triệu đồng/công (chưa tính tiền cất trại).

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Phó GĐ Trung tâm KN An Giang cho biết: Nhờ trồng nấm rơm trong nhà, nông dân chủ động được điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ, thị trường vào các thời điểm dịp lễ tết. Mô hình này chủ yếu được SX theo kiểu hộ gia đình. Toàn tỉnh hiện có 14 nhà trồng, diện tích mỗi nhà trồng khoảng 18 - 24 m2. Tùy lượng rơm có được hoặc dự trữ, mỗi năm có thể SX ít nhất 3 - 4 vụ/năm, năng suất nấm rơm trồng trong nhà cao hơn trồng ngoài trời khoảng 30%.

Trước đây, kinh tế gia đình chủ yếu là làm lúa giống, ngoài ra ông Tùng còn được thử nghiệm trồng nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mèo. Nhưng thấy nấm rơm cho hiệu quả hơn nên chọn nấm rơm.

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được ông Tùng sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo ông Tùng, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 - 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 - 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 - 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 - 4 kg vôi.

Nói về việc ủ rơm, ông Tùng chia sẻ: "Rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 - 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 - 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 - 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2".

Được biết, trước đây, kệ trồng nấm của gia đình ông Tùng được thiết kế bằng tre, nhưng bên dưới nền trải bằng lưới cước nên nấm chỗ bị hư, chỗ không thu hoạch được. Cho nên mấy vụ SX gần đây, kệ được đóng có khoảng cách thưa ra để tiện thu hoạch.

Hướng tới đây, ông Tùng sẽ đầu tư hệ thống phun sương và quạt hút để nâng cao hiệu quả của việc trồng nấm trong nhà. Mỗi năm, với việc trồng 150 công rơm trên nền 3 trại, bán với giá 60.000 - 100.000 đ/kg, với vòng quay 3 vụ/năm sau khi trừ chi phí đem lại nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình.

 

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu