Tổng Cty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) đã và đang đẩy mạnh tiến độ tái canh cà phê đến tất cả 33 Cty thành viên SX nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả cho thấy, nhiều vườn đã được cải thiện rõ rệt về năng suất, chất lượng…
Nhiều vườn ở Kon Tum đạt 3,5 tấn nhân/ha Vinacafe quản lý gần 18.000 ha cà phê, trong đó khoảng 17.000 ha cà phê vối. Thời gian trước đây, năng suất bình quân khoảng 2,2 tấn/ha, gần 1.000 ha cà phê chè, năng suất bình quân dưới 1,0 tấn/ha. Diện tích cà phê vối già cỗi (trồng từ năm 1985 - 1990) chiếm khoảng 65%, tức hơn 10.000 ha cần phải thực hiện tái canh. Trước tình hình này, Vinacafe đã sớm lập dự án tái canh (giai đoạn 2010-2015) và được Chính phủ đồng ý. Vinacafe đã làm việc với các ngân hàng và ký kết hợp tác để hỗ trợ vốn; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện các văn bản của Bộ NN-PTNT về tái canh cà phê. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Vinacafe đã triển khai kế hoạch tái canh đến tất cả 33 Cty thành viên. Kết quả, hầu hết các vườn tái canh đạt loại khá và tốt, tỷ lệ dặm dưới 5%, sau trồng từ 2 - 3 năm cho năng suất khoảng 8 - 10 tấn quả tươi/ha (2 tấn nhân), vào kinh doanh đạt 3 - 3,5 tấn nhân/ha, khi ổn định sẽ đạt 4 - 4,5 tấn nhân/ha. Một số đơn vị kết quả tái canh rất tốt. Điển hình là Cty Ia Grai có nhiều diện tích tái canh vào kinh doanh cho năng suất khoảng 15 tấn quả tươi/ha. Cty 706 đã huy động vốn tham gia tái canh của công nhân với tỷ lệ cao, cải tạo đất bằng cây họ đậu, năng suất vào kinh doanh khoảng 12 tấn quả tươi/ha. Các Cty Ia Sao 1, Cty 716, Cty 49... trước khi trồng được luân canh 1 vụ bắp sau đó gieo 2 vụ cây họ đậu, chất lượng vườn cây khá. Chất lượng cà phê nhân vượt trội so với giống cũ (trên 60% cỡ hạt R1), hiệu quả SX cao hơn nhiều so với trước khi trồng tái canh. Đặc biệt, tại khu vực huyện Đắk Hà, Kon Tum như Cty Cà phê Đắk Uy, Cty TNHH MTV Cà phê 731, Cty TNHH MTV Cà phê 734, Cty TNHH MTV Cà phê 704 đã có sự quản lý, đầu tư trồng thay thế những cây kém trong nhiều năm nay, tích cực thực hiện tái canh nên năng suất đạt khá so với bình quân chung toàn Tổng Cty, hầu hết đều đạt trên 3,5 tấn nhân/ha. Để đảm bảo tính khả thi, trong giai đoạn 2015 - 2020, Vinacafe một mặt tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các đơn vị tái canh, đồng thời đặt kế hoạch sát thực tế và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, mục tiêu hàng năm tái canh khoảng 1.000 ha. S TT Địa bàn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số 1 Đắk Lắk 550 550 550 450 400 350 2.850 2 Gia Lai 250 300 250 200 150 150 1.300 3 Kon Tum 150 150 150 100 100 100 750 4 Đắk Nông 50 50 50 50 50 50 300 Tổng số 1.000 1.050 1.000 800 700 650 5.200 Tiến bộ kỹ thuật và giống tốt Tổng Cty có 33 đơn vị SX cà phê (trong đó tại Đắk Lắk 19 đơn vị, Gia Lai 8, Kon Tum 4, Phú Yên, Đắk Nông 2). Hầu hết diện tích cà phê đã trồng có quy hoạch tập trung, thuận lợi về điều kiện đất đai, nguồn nước tưới. Tuy nhiên khó khăn là nhiều diện tích đất bị nghèo kiệt, thoái hóa nặng do thời kỳ dài canh tác dùng phân vô cơ nhiều, tưới nước không khoa học.., nhiều vùng thiếu nước tưới do hết rừng đầu nguồn. Khắc phục những khó khăn này, Vinacafe đã chủ động đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật mới và đưa giống chất lượng cao vào SX. Cụ thể, Vinacafe đã tập trung chỉ đạo, quản lý, hỗ trợ người lao động những khâu kỹ thuật trọng yếu như nhổ cây, cải tạo đất, phân bón lót, cây giống đảm bảo chất lượng, vay vốn đầu tư; người lao động tham gia đầu tư bằng công lao động và vật tư chăm sóc vườn cây… Về kỹ thuật, đặc biệt chú trọng các khâu: + Nhổ cây cà phê và rà thật sạch rễ, thu dọn hết tàn dư thực vật ra khỏi vườn. Luân canh và cải tạo đất bằng cây muồng hoa vàng, cây họ đậu khác (có thể gieo 1 vụ ngô) trước khi trồng, đưa vào quy định bắt buộc phải cải tạo đất ít nhất 1 năm trước khi trồng. Đào hố 0,8m x 0,8m x 0,8m (nhiều nơi dùng máy múc hố kích thước 1,2m x1,2m x 0,8m), xử lý hố bằng vôi bột và thuốc phòng nấm bệnh, tuyến trùng ngay từ đầu mùa khô. Bón lót đủ phân hữu cơ theo quy trình kỹ thuật. Dùng cây giống các dòng lai mới có chất lượng tốt lấy từ Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Từ năm 2010 - 2014, Cty CP Giống cây trồng Vinacafe Tây Nguyên đã cung ứng cho các đơn vị thuộc Vinacafe và các hộ nông dân trên địa bàn tổng số hơn 1.300.000 cây giống chất lượng tốt (trồng được 1.100 ha). Bộ giống đã dùng để tái canh, ghép cải tạo có kết quả trong thời gian qua (được Viện KHKT NLN Tây Nguyên chọn lọc, được Bộ NN-PTNT công nhận) như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13. Vinacafe cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị làm đầy đủ, chặt chẽ thủ tục từ thanh lý vườn cây, lập dự toán chi phí tái canh, tổ chức thực hiện kiểm tra nghiệm thu thanh quyết toán từ cơ sở. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về trồng tái canh cho các đơn vị theo các khu vực lớn như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum; liên hệ với Viện KHKT NLN Tây Nguyên để tập huấn kỹ thuật cho người lao động... Cần thêm chính sách Từ năm 2010 đến nay diện tích đã tái canh của Vinacafe gần 2.500 ha, trong đó chủ yếu là trồng tái canh tập trung (chiếm khoảng 80%) khoảng 20% diện tích trồng tái canh phân tán (đào bỏ những cây xấu, trồng thay thế bằng cây mới). Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, chương trình tái canh cà phê của Vinacafe sẽ gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cty nông, lâm nghiệp. Vì thế, Vinacafe kiến nghị Nhà nước xem xét miễn tiền thuê sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian trồng tái canh cà phê, từ 4 - 5 năm thời kỳ cải tạo đất và chăm sóc cà phê kiến thiết cơ bản chưa có thu nhập. Xem xét giảm tiền thuê đất nông nghiệp thời gian cà phê tái canh kiến thiết cơ bản, giảm tiền sử dụng mặt nước, thủy lợi phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đơn vị có tái canh cà phê. Về lãi suất vay, đề nghị Nhà nước có gói tín dụng hỗ trợ tái canh để các ngân hàng cho vay với lãi suất khoảng 6% năm. Đề nghị Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tiếp tục hỗ trợ giống có chất lượng tốt được trợ giá một phần từ Quỹ bảo hiểm ngành cà phê, để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tái canh trong thời gian tới.