TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 302909

  CHĂN NUÔI

  Chăn nuôi bền vững
13/11/2015

Sau hơn 18 tháng triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), môi trường chăn nuôi ở nhiều địa phương của tỉnh Tiền Giang đã chuyển biến tích cực.

Bà Võ Thị Nương, ấp An Thiện, xã An Cư (huyện Cái Bè) chia sẻ, công trình khí sinh học của dự án đầu tư quá hiệu quả. Từ ngày đưa vào sử dụng thì mùi hôi thối không còn nữa, khí đốt được dùng thoải mái. Trước đây nước thải chăn nuôi xả trực tiếp ra mương ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Khi dự án hỗ trợ 3 triệu đồng và vay thêm ngân hàng, bà đã xây dựng công trình khí sinh học có sức chứa 9 m3. Trước khi chưa có công trình, gia đình bà Nương tiêu tốn khoảng 300.000 đồng/tháng tiền mua củi để nấu rượu. Nay nhờ có hầm biogas đã giảm được 50% chi phí nhiên liệu. Hộ bà Hà Thị Loan ở bên cạnh thấy công trình quá lợi ích nên đã đăng ký dự án hỗ trợ để xây dựng. Bà Loan cho hay, thu nhập chính của gia đình là từ việc giặt bao đựng gạo và chăn nuôi heo. Đất ít, người thì đông, việc chăn nuôi cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng dân cư. "Trước đây tôi chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ khoảng 10 con/lứa trở lại và xử lý môi trường bằng túi nilon song vẫn bị rò rỉ, bốc mùi hôi, thối làm phiền hà bà con lân cận. Đầu tư túi nilon cũng đâu phải ít tiền, một công trình tốn khoảng 1 triệu đồng, sử dụng được 2 năm nhưng vẫn không xử lý hết mùi hôi.  Gia đình dự định xây hầm biogas nhỏ để xử lý chất thải nhưng chưa lo đủ tiền. Đúng lúc đó, dự án LCASP hỗ trợ một phần kinh phí nên tôi liền vội đăng ký xây dựng công trình khí sinh học. Khi lắp đặt xong hầm biogas, gia đình đã mở rộng nuôi lên gần 30 con. Khí sinh học từ công trình của tôi còn cho các hộ xung quanh cùng sử dụng để việc đun nấu", bà Loan nói. Hiện tại, ấp An Thiện có 615 hộ sinh sống trên diện tích 127 ha với khoảng 150 hộ chăn nuôi heo. Bình quân mỗi gia đình chỉ có từ 1.000 – 2.000 m2 đất để cất nhà, làm chuồng nuôi heo và trồng dừa. Nhà ở cách nhau chỉ vài chục mét nên khi chăn nuôi tập tập trung đan xen thì việc gây ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi. Hộ chăn nuôi cũng đã xử lý chất thải theo biện pháp chứa bằng túi nilon nhưng vẫn không hạn chế được ô nhiễm. Từ khi đầu tư công trình khí sinh học do LCASP hỗ trợ thì vấn đề này được giải quyết triệt để.  Cộng đồng dân cư ấp An Thiện cảm ơn dự án và kiến nghị được tiếp tục hỗ trợ để đầu tư mở rộng chăn nuôi, giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong việc xây dựng NTM. Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã An Cư cho biết, toàn xã có khoảng 500 hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó quy mô từ 50 con gia súc trở lên là trên 50 hộ, hơn 10 hộ nuôi gà với số lượng lớn. Việc dự án LCASP cho bà con "vốn mồi" 3 triệu đồng/công trình giúp môi trường chăn nuôi sạch và phát triển bền vững, bà con phấn khởi vì lợi cả đôi đường...

 

Phòng trừ bọ trĩ hại lúa

Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng khô hạn phức tạp nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại lúa giai đoạn mạ, nhất là bọ trĩ sẽ gây hại nặng trên các trà lúa.

Để giảm thiệt hại do bọ trĩ gây ra đến mức thấp nhất, cần có những biện pháp quản lý và phòng trừ thích hợp để giảm chi phí, tăng năng suất lúa. Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại làm cho đầu lá lúa quắn lại và biến màu vàng. Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn. Bọ trĩ xuất hiện khi cây lúa mới mọc đến đẻ nhánh thì mật độ tăng cao, sau đó giảm vì lá lúa cứng không thích hợp cho chúng gây hại. Bọ trĩ gây hại làm lá bị cuốn lại ở chóp, lá héo, tóp lại và khô vàng; đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước. Đặc điểm nhận dạng: Bọ trĩ non rất nhỏ, dài độ 1 mm màu vàng nhạt, hình dáng giống con trưởng thành nhưng chưa có cánh. Con trưởng thành có màu đen thon dài 1,5 - 2 mm. Cách nhận biết: Có nhiều triệu chứng lúa bị vàng đọt giống bọ trĩ gây hại, nên cần nhận biết bọ trĩ để xác định vì chúng rất nhỏ. Nhận biết bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn cây lúa, nếu thấy nhiều bọ trĩ bám trên tay thì đó là những nơi có mật độ cao cần phải phun thuốc trừ ngay. Từ những chia sẻ thực tế của nhiều bà con cho thấy đối với bọ trĩ phải có những biện pháp quản lý và phòng trừ đúng lúc, kết hợp đúng loại thuốc đúng thời điểm thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời tiết kiệm được chi phí và cho cây lúa khỏe ngay từ đầu để tạo năng suất cho giai đoạn sau. Bọ trĩ gây hại không quan trọng đến mức làm giảm năng suất lúa, chỉ hạn chế sinh trưởng giai đoạn đầu và làm cho cánh đồng có màu vàng nên nông dân thấy khó chịu. Theo kinh nghiệm của nông dân Nguyễn Văn Hưng có gần 32 năm SX lúa, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ thì biện pháp quản lý bọ trĩ trước tiên là làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng. Sử dụng Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống trước khi sạ để cây mạ xanh và khỏe hạn chế bọ trĩ gây hại. Sau sạ 5 ngày vô nước lấy ngót để ruộng luôn đủ ẩm không bị khô trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Bón phân sau sạ 10 ngày và giữ nước liên tục 3 cm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Sau khi bón phân 4 ngày thì tiến hành phun Platimula tăng cường sức sống để giúp cây lúa đẻ nhánh tối đa cho chồi hữu hiệu, tạo bộ rễ phát triển mạnh, đồng thời giúp cây lúa khỏe hạn chế được bọ trĩ gây hại. Khi trên ruộng xuất hiện bọ trĩ gây hại nặng (40 - 50% ruộng) thì theo kinh nghiệm của nông dân Trần Văn Liêng, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi: Lúa 15 ngày sau sạ do lúa hơi thưa nên phải cấy dặm lại. Vì vậy để ruộng khô nước tới ngày 18 thì phát hiện bọ trĩ đã gây hại nặng, các đầu lá tóp lại và khô vàng, do đó phải mua thuốc để phun trị. Phun Plastimula 1SL liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước phối trộn với Supergen 5SC liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước, phun 2 bình trên 1.000 m2. Phun thuốc 2 ngày thì bón phân đợt 2. Sau 5 ngày phun thuốc thì thấy lúa phát triển tốt trở lại, các đầu lá bung ra, lá xanh mướt, cây đẻ nhánh mạnh, bộ rễ phát triển hơn và ra nhiều rễ trắng.  Ông Liêng còn chia sẻ thêm: “Hiện nay lúa 32 ngày sau sạ phun Plastimula phối trộn với Supergen 5SC vẫn chưa thấy xuất hiện sâu cuốn lá, trong khi ruộng bên cạnh đang có sâu gây hại”.

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu