TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 303765

  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây
18/01/2013

Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khóang, canxi…và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C…Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.

Măng Tây - tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Măng tây có 2 loại là măng tây trắng và măng tây xanh.

Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30 oC, tốt nhất là 23-24 oC. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 10 oC, măng ngừng sinh trưởng. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn.

Hiện nay, măng tây được trồng tại nhiều vùng trong cả nước: Đông Anh (Hà Nội); Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng), Củ Chi (TP.HCM)….

Sau đây là những lưu ý của Kỹ sư Dương Văn Minh, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây.

 

Ươm cây giống:

- Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo phải ngâm trong nước nóng khoảng 500C( (Bà con cũng có thể canh nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 4 giờ thay nước và chà hạt 1 lần.

- Sau đó, ủ hạt trong khăn ẩm. Sau 24h, lấy hạt ra, rửa sạch hạt và lập lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm. Đối với những hạt chưa nảy mầm, cứ cách 24 giờ, bà con sẽ rửa sạch hat và tiến hành ủ lại trên khăn ẩm. Cho đến khi toàn bộ số hạt đã nứt nanh hết.

- Sau khi hạt đã nứt nanh, bà con tiến hành gieo hạt. Đất gieo hạt được trộn theo tỷ lệ :2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.

- Gieo hạt sâu 1-2,5cm. Trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3-6 tháng. Để trồng 1 ha măng, cần lượng hạt từ 0.45-0.5 kg, tương ứng 22.000-25.000 cây giống.

Điều kiện vườn trồng:

- Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm đioxin…

- Đất không có độ dốc quá 5-10%.

- Quanh khu đất trồng măng tây, bà con nên đào hệ thống mương rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm để thoát nước vào mùa mưa và triều cường. Có thể kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió, không để cây bị ngã, gẫy.

Lên luống:

- Trước khi lên luống từ 10-15 ngày, cần làm đất bằng phẳng, xử lý cỏ và vi sinh vật

- Sau khi xử lý cỏ và vi sinh vật xong, bà con sẽ tiến hành cải tạo đất trồng măng theo phương pháp sau:

Bước 1: Rải 1-3 tấn vôi, bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha 50/50 tơi xốp dày từ 40-50 cm . Lưu ý nếu đất trồng là đất cát pha 50/50 tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền nữa.

Bước 2: Tùy vào độ phì nhiêu của đất, bà con có thể bón lót từ 20-50 tấn phân xanh (gồm vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, rơm rạ, tro trấu,...), phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt ở bước 1.

Bước 3: Xẻ rãnh thoát nước rộng 20-40 cm, sâu từ 20 - 60 cm.

Bước 4: Sau đó, lấy một lớp đất phủ lên mặt luống dày 10-20 cm, bón thêm 1-2 tấn phân lân hoặc vôi khử phèn kết hợp với xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng và côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng. Sau đó bổ sung thêm một lớp cát san nền dày từ 10-20 cm rồi đảo trộn đều thành một lớp đất cát pha 50/50 dày từ 20-40 cm.

Bước 5: Cuối cùng, bón thêm từ 10- 50 tấn phân xanh, phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma, hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó, bà con trộn đều phần phân bón này với lớp đất lên luống ở bước 4.

- Khi đã thực hiện đủ 5 bước, chúng ta có tầng canh tác dày từ 100-120 cm hoàn toàn tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh hữu ích, có rãnh thoát nước sâu 60-80 cm sẵn sàng trồng cây măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay bị ngập úng nước khi mưa to hay triều cường.

- Sau khi đất canh tác đã cải tạo xong, bà con sẽ lên luống. Chú ý chọn đúng hướng trồng để măng tây hấp thụ đủ ánh nắng ( hướng Đông Tây là tốt nhất). Cây hấp thụ nắng 7-8 giờ/ngày.

- Tùy vào điều kiện địa lý từng địa phương, bà con có thể thay đổi độ cao và bề rộng của luống. Nếu trồng hàng đơn thì luống cao từ 30 -60cm, rộng 50 – 60 cm. Với cách trồng hàng đôi thì luống cần cao từ 30-60 cm, rộng 120 - 150 cm.

- Trong thời gian 2,5 - 3 tháng chờ ươm giống cây măng tây, bà con có thể trồng thêm 1 -2 vụ cây họ đậu để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.

Trồng cây:

- Cây con đạt tiêu chuẩn: Cây con phát triển tốt phải có màu xanh mướt, không nhiễm bệnh, cây vươn dài từ 25-30 cm.

- Đào hồ sâu 50 cm. Tùy vào điều kiện địa lý, bà con có thể chọn cách trồng măng tây theo hàng đơn hoặc hàng đôi. Trồng hàng đơn: Mật độ: 18.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm. Trồng hàng đôi: Mật độ: 27.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50 cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm.

- Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao 5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng. Kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm kết hợp bón phân qua rãnh; hoặc phun sương tưới nhồi 1 giờ tưới + 1 giờ nghỉ; hoặc tưới nhỏ giọt để giữ ẩm.

- Cần theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung ngay.

Chăm sóc:

- Trẻ hóa ruộng măng: Khi bà con thấy bụi măng chuyển sang màu vàng, tức là măng đã già, năng suất và chất lượng măng kém. Do đó bà con cần tiến hành dưỡng những cây măng tơ. Sau đó thì nhổ bỏ cây măng mẹ già cỗi. Vòng đời trung bình của 1 cây măng mẹ là từ 2-3 tháng.

- Trong quá trình trồng măng tây, bà con có thể sử dụng ngói âm dương để be bờ các luống măng. Như vậy sẽ giúp cho luống măng được vững chắc, giữ được chất dinh dưỡng cho cây.

Bón phân

- Sau khi trồng được 15 ngày tiến hành bón phân cho cây: Thường sử dụng NPK 16-16-16. Liều lượng: 150kg/ha kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc nhẹ.

- Lập lại qui trình này sau 15 ngày, khi cây trên 1 tháng tuổi tăng dần lượng phân bón NPK lên 200kg, 250kg, 300kg/1ha

- Sau mỗi đợt thu hoạch nghĩ dưỡng cây và tiến hành bón phân: Phân hữu cơ 10- 20tấn/ ha, hoặc 1-2tấn phân hữu cơ vi sinh + 300-400kg NPK 16-16-16 kết hợp cắt hạ ngọn để kích thích ra măng.

Thu hoạch

Bà con nên thu hoạch măng hàng ngày. Tốt nhất là từ 5-9h sáng. Bà con chỉ hái những búp măng nhô lên khỏi mặt đất từ 25 – 30 cm, đầu măng còn búp.

Phòng và trị sâu bệnh

Phòng bệnh:

Cây măng tây xanh khi trồng trên vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì rất ít nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên, bà con nên lưu ý một số phương pháp sau để măng tây có thể phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh.

- Chọn hạt giống cây măng tây xanh sạch bệnh, an toàn, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng.

- Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ bằng các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin và các chế phẩm có gốc Chitosan,… để phòng trừ bệnh hại cây.

- Lên liếp cao ít nhất 30cm để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường.

- Sử dụng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng tuyến trùng gây hại.

Trị sâu bệnh

- Sâu khoang, sâu xanh: sử dụng Actamec, Vertimec, Nimbecidine, Biocin, Abamix,…

- Bọ trĩ, rầy mềm: sử dụng Sagomycine, Confidor, Regent

- Trùn đất, sâu đất, dế trũi, rệp sáp hại rễ: sử dụng thuốc diệt rầy hoặc dung dịch nước rửa chén pha loãng.

Bệnh gỉ sắt:

- Triệu chứng bệnh: chót lá bị vàng.

- Cách trị bệnh là sử dụng Benlat C.

Bệnh khô cành:

- Triệu chứng: cành măng bị đốm.

- Sử dụng Benlat C để trị bệnh.

Bệnh thán thư:

- Triệu chứng bệnh: thân măng bị đốm.

- Sử dụng Bavistin.

Bệnh thối nhũn:

- Mầm măng bị thối nhũn.

- Dùng thuốc Trestomycin để điều trị.

Cách phun thuốc:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao thuốc.

- Phun theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

- Phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

- Phun trong thời gian ngưng thu hoạch măng, nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế.

Kết hợp phun trong lúc làm cỏ, bón phân.

xã Lộc An
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu