TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 280229

  TRỒNG TRỌT

  Tìm đầu ra cho sản phẩm VietGAP: Mắt xích để mở rộng sản xuất
23/12/2013

Một số mặt hàng nông sản như mít nghệ, bưởi da xanh, thanh long… đã được nhiều người biết đến trên thị trường trái cây. Tuy nhiên, đến nay việc áp dụng VietGAP vào canh tác vẫn chưa phổ biến do giá sản phẩm chưa ổn định. Trong ảnh: Nông dân chăm sóc vườn quýt đường tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc.

Mô hình canh tác bền vững

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP được Bộ NN-PTNT ban hành từ tháng 1-2008 và thực hiện dựa trên 4 tiêu chí: tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Trong những năm qua, BR-VT đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất VietGAP mang lại kết quả khả quan, một số cây trồng như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh đã được nhân rộng ra các nhà vườn trên địa bàn tỉnh.

Dự án “xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Bông Trang huyện Xuyên Mộc” là một minh chứng. Mô hình này triển khai từ cuối năm 2009 với 5 hộ dân tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ hơn 500 triệu đồng. Sau hơn 3 năm triển khai theo mô hình VietGAP, thanh long ruột đỏ phát triển tốt và cho thu nhập vụ đầu tiên 500 triệu đồng/2ha, các vụ tiếp theo đạt từ 700-800 triệu đồng/2ha. “Trồng thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP sẽ xuất khẩu sang được những thị trường khó tính nhưng giá cao, bởi sản phẩm đẹp và an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, một số hộ dân ở đây đang trồng thanh long ruột đỏ theo quy trình này” - ông Nguyễn Mai, một nông dân ở xã Bông Trang cho biết.

Còn tại các huyện: Tân Thành, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, mô hình trồng mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được ngành nông nghiệp đầu tư 800 triệu đồng với diện tích 6ha. Từ khi triển khai thực hiện mô hình này, năng suất, chất lượng của cây mãng cầu ta từng bước được nâng lên, trái mãng cầu ta VietGAP được người tiêu dùng ưa chuộng hơn khi có mặt tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn đầu ra

Theo ý kiến của những hộ nông dân được lựa chọn tham gia trồng cây ăn trái theo quy trình VietGAP, những mô hình đã triển khai trên địa bàn tỉnh mới chỉ là khởi đầu, mang tính chất thí điểm. Để trồng cây ăn trái theo hướng VietGAP phát triển rộng ra toàn tỉnh cần phải có sự bắt tay giữa người nông dân với các DN phân phối. Hiện tại, người nông dân đang gặp cảnh “dở khóc dở cười” bởi sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP đang bị đánh đồng với sản phẩm sản xuất theo lối truyền thống. Nguyên nhân là do phần lớn những sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP chưa có nhãn mác hay logo để chứng minh và thường bị các đầu mối trộn lẫn với nhau.

“Đến nay, tại nhiều HTX, địa phương trên địa bàn tỉnh, bà con nông dân đã nắm khá vững kỹ thuật và triển khai sản xuất, bảo quản, sơ chế sản phẩm trái cây theo quy trình VietGAP, nhưng đầu ra cho sản phẩm VietGAP còn bị động, người sản xuất và đại lý tiêu thụ vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau” - ông Đào Văn Hiếu, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm (huyện Xuyên Mộc) cho biết. Đây cũng chính là lo lắng chung của những nhà vườn đã và đang áp dụng quy trình canh tác VietGAP trên vườn cây ăn quả của mình. “Khi mặt hàng nông sản sản xuất theo quy trình VietGAP bị đánh đồng với những sản phẩm không an toàn thì những người nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP chịu nhiều thiệt thòi. Đã vậy, các hộ nông dân áp dụng quy trình VietGAP muốn mở rộng diện tích sản xuất còn gặp khó khăn về vốn và thiếu thông tin thị trường” - ông Đào Văn Hiếu cho biết thêm.

Để nhân rộng những mô hình trồng trái cây theo quy trình VietGAP, ngoài việc phát triển vùng trồng cây ăn quả chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp tỉnh cần khuyến khích thành lập các HTX, nhóm canh tác để cung cấp cho các đầu mối lớn. Điều quan trọng nhất là hỗ trợ cho các HTX và những đại lý tiêu thụ về mặt cơ chế, chính sách phù hợp để sản phẩm VietGAP có điều kiện phát triển, đẩy lùi các sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

baobariavungtau
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu