TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 18/4/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 278721

  THUỶ SẢN

  Phòng, trị bệnh tôm phát sáng
14/03/2014

Biểu hiện bệnh

Tôm có thể bị ủ bệnh này ở giai đoạn giống mà người nuôi mua về do không kiểm tra, hoặc có thể lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm.

Tôm thường phát bệnh sau khi nuôi 1 tháng, bởi thời gian này các chất thải trong quá trình nuôi tôm nếu không được xiphông sẽ phân hủy và tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung bơi lội không định hướng, phản xạ chậm, khả năng bắt mồi giảm, một số con dạt vào bờ. Quan sát vỏ và thân thấy màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng; trong bóng tối phát ánh sáng xanh.

Tôm bị bệnh phát sáng thường bỏ ăn, chết rải rác

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, sự tích tụ các chất hữu cơ) ảnh hưởng đến sinh sản, lây lan và mức độ cảm nhiễm của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm thuộc nhóm Gram âm (G-), sống dưới nước khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản nhanh bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có thể sống được ở độ mặn từ 0 - 40‰, phát triển mạnh ở độ mặn 20 - 30‰. Ngoài ra chúng còn phát triển tốt ở môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và ôxy hòa tan thấp. Khi xâm nhập cơ thể tôm, vi khuẩn tấn công tế bào gan, làm cho gan bị viêm, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá, tôm suy yếu và chết dần.

 

Phòng bệnh

Để phòng bệnh phát sáng cho tôm nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp từ khâu chọn giống ban đầu. Cần chọn giống tại bể ương ở trại sản xuất hoặc kiểm tra bệnh phát sáng của tôm trong tối. Các chất hữu cơ có trong nước là do xác phiêu sinh thực vật chết lắng tụ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm. Vì vậy, trước mỗi vụ nuôi phải cải tạo ao kỹ, vét sạch lớp bùn đen dưới đáy ao, bón vôi bột (CaO) với liều lượng 10 - 12 kg/100 m2 để khoáng hoá nền đáy, tiêu diệt mầm bệnh, san phẳng nền đáy thành hình lòng chảo trũng ở giữa ao để gom tụ chất thải. Sau đó phơi đáy 5 - 7 ngày để thoát hết lượng khí độc tồn đọng dưới đáy ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao là điều kiện tốt cho vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển (mùa hè). Do vậy, để hạn chế khả năng tăng nhiệt của nước, cần duy trì mức nước trong ao nuôi đạt độ sâu 1,2 - 1,5 m, đồng thời quản lý sự phát triển của tảo, ổn định nước ở màu xanh nõn chuối, giữ độ trong 30 - 40 cm.

Theo kinh nghiệm thực tế, ao nuôi ở độ mặn thấp (5 - 7‰) thì mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi giảm rõ rệt. Hạ độ mặn là biện pháp ức chế khả năng phát triển vi khuẩn phát sáng, là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả.

Trong khi nuôi tôm sú cần thường xuyên kiểm tra sàng ăn để đánh giá khả năng bắt mồi của tôm, kịp thời điều chỉnh thức ăn hợp lý, không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và tăng lượng hữu cơ trong ao. Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng thức ăn giàu dinh dưỡng và vitamin.

Những hoá chất có thể sử dụng để diệt vi khuẩn hoặc làm giảm sức hoạt động của vi khuẩn phát sáng trong nước như: BKC 1 - 2 g/m3, thuốc tím 4 - 5 g/m3. Tuy nhiên, khi hoá chất hết tác dụng thì những vi khuẩn phát sáng còn sót lại sẽ phát triển nhanh. Do đó sau khi sử dụng hoá chất 1 - 2 ngày phải bón chế phẩm sinh học để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi trong nước, vừa phân hủy chất thải vừa cạnh tranh nơi sống và thức ăn của vi khuẩn Vibrio harveyi hạn chế chúng phát triển. Mặt khác, để hạn chế vi khuẩn phát sáng phát triển, cần duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong nước từ 5 mg/l trở lên bằng cách tính toán và lắp đặt các dàn quạt khí có công suất phù hợp diện tích ao và mật độ tôm thả nuôi trong ao. Theo kết quả nghiên cứu cứ một dàn quạt cánh (12 - 15 cánh) có thể cấp đủ ôxy cho 400 kg tôm nuôi trong ao, dàn quạt lông nhím thì có thể cung cấp đủ cho 500 kg tôm nuôi. Quạt lông nhím cung cấp ôxy xuống tầng đáy tốt hơn quạt cánh.

 

Trị bệnh

Việc sử dụng thuốc trị bệnh phát sáng chỉ có kết quả khi người nuôi kiểm tra phát hiện sớm tôm nhiễm bệnh và xử lý thuốc kịp thời, đúng liều lượng. Vì giai đoạn này tôm ở ao nuôi còn ăn thức ăn, khả năng đưa thuốc vào cơ thể tôm có thể thực hiện được. Khi tôm có dấu hiệu bị bệnh, có thể xử lý nước và dùng thuốc trộn vào thức ăn cho tôm bằng 1 trong 2 cách:

Sử dụng Vime - Protex: 1 lít/1.500 - 2.000 m3 nước. Đồng thời dùng Vimenro: 500 g thuốc trộn với 70 - 75 kg thức ăn đối với tôm nhỏ hay 150 - 175 kg thức ăn đối với tôm lớn, dùng kết hợp với Vime Glucan for shrimp để tăng hiệu quả sử dụng thuốc và cho tôm ăn liên tục 6 - 8 ngày.

>> Bệnh phát sáng trên tôm sú không gây chết hàng loạt như các bệnh khác nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm trong ao nuôi.

 

thuysanvietnam
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu