Hoa quả được ép chín bằng thuốc thúc chín sẽ chín
cực nhanh, cho màu sắc đẹp bắt mắt, người tiêu dùng thích mua. Loại thuốc này
có thể dùng cho tất cả các loại hoa quả muốn cần chín nhanh như: chuối, hồng,
xoài, cam, quýt,...
Muốn giữ cho hoa quả lâu héo, chín nhanh, nhiều tiểu thương đã dùng chiêu nhúng hoa quả vào dung dịch thúc chín pha loãng. Chuyện đã diễn ra vài năm nay. Nhờ đó, trái cây sẽ chín siêu tốc chỉ trong vòng từ một đến hai ngày, nhanh gấp nhiều lần so với chín tự nhiên. Màu sắc của quả cũng rất bắt mắt.
Tuy nhiên, loại thuốc "thần dược" Trung Quốc này được dùng như thế nào, những loại quả nào có thể dùng loại thuốc này để ép chín thì vẫn là một câu hỏi lớn.
Mới đây, trên ANTV, một người phụ nữa khoảng trên 50 tuổi là tiểu thương bán hoa quả tại chợ tiết lộ: "Loại này (thuốc thúc chín tố) dấm hoa quả sẽ có màu đẹp hơn, ai thích mua thì tôi dùng".
Theo lời người phụ nữ trên, loại thuốc thúc chín cực dễ mua, cứ ra cửa hiệu là có, giá chỉ 1.000 đồng/ống. Thuốc này giá rẻ hơn đất đèn rất nhiều. Do đó, tất cả các loại hoa quả cần chín nhanh như: chuối, hồng, xoài, cam, quýt,... bà đều dùng thuốc thúc chín.
Thực tế, cuối tháng 8 vừa qua, sau khi cơ quan chức năng ở Lâm Đồng bất ngờ kiểm tra cơ sở thu mua sầu riêng của ông Hoàng Văn Trọng tại thôn 2, xã Hoà Nam, huyện Di Linh phát hiện hơn 2 tấn sầu riêng đã tẩm hoá chất và chuẩn bị tuồn ra ngoài thị trường. Cơ quan chức năng còn tạm giữ 4 trai hoá chất có nhãn HPC-97 HXN loại 500mml và một số can nhựa đựng hoá chất không có nhãn mác.
Ông Hoàng Văn Trọng thừa nhận đã cho công nhân của mình ngâm hoá chất những trái sầu riêng để thúc chín nhanh chóng.
Cụ thể, quy trình tại cơ sở là sau khi thu mua sầu riêng còn xanh về thì ngâm trong một loại bột màu vàng nghệ và một loại hoá chất tên là trái chín. Quá trình ngâm chỉ trong khoảng 15 phút đồng hồ. Kết quả, sau khoảng 2 ngày thì trái chín đều cho màu sắc đẹp mắt.
Cơ sở thu mua sầu riêng Minh Tâm ở tỉnh Đắk Lắk cũng bị cơ quan chức năng phát hiện ngâm cả tấn sầu riêng chưa chín vào dung dịch đã được pha hoá chất sẵn.
Theo xác minh, đây là những loại chất kích thích cho trái sầu riêng chín đều, chín nhanh. Tuy nhiên, tất cả các loại hoá chất này đều không được phép sử dụng.
Đường dây buôn "thuốc thần kỳ"
Trước tình trạng hoá chất thúc chín được dân buôn bán hoa quả sử dụng tràn lan như hiện nay, câu hỏi đặt ra là loại thuốc này có nguồn gốc từ đâu, buôn bán ở những nơi nào?
Mới đây, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai chiếc xe khi đang di chuyển trên quốc lộ 18 thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) vào sâu nội địa. Cả hai đều là dạng xe hoán cải, hàng được cất giấu trong các vách ngăn. Khi kiểm tra, bên cạnh hàng hóa thông thường, trên xe có cất giấu "thuốc thần kỳ", loại thuốc bị cấm kinh doanh buôn bán tại Việt Nam.
Với số lượng 12.000 ống được tuồn vào Việt Nam, nếu sử dụng hết sẽ thúc chín cả 100 tấn hoa quả.
Trong một vụ việc khác, tại địa phận tỉnh Ninh Bình, cơ quan chức năng cũng bắt giữ vụ vận chuyển 720 hộp thuôc thúc chín hoa quả. Theo khai nhận, số thuốc trên mua lại của nhân viên tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật với giá 20.000 đồng/hộp sau đó bán lại với giá 30.000 đồng/hộp để kiếm lời.
Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho thấy, hiện tất cả các loại thuốc thúc chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được cho phép sử dụng của Việt Nam, việc sử dụng các là bất hợp pháp. Thế nhưng, loại thuốc này lại được buôn bán khá dễ dàng, nhiều cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật luôn có sẵn để phục vụ thượng khách.
Có thể hé lộ đường đi của các loại thuốc thúc chín ép hoa quả như sau: Hàng được nhập lậu từ Trung Quốc, sau đó tuồn về các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật rồi thông qua con đường tiếp thị, chúng sẽ đến tay người sử dụng gồm các cửa hàng, chợ hoa quả hay các vựa trái cây lớn nhỏ.
- Chính sách bảo hiểm xã hội năm 2019 có gì mới? (14/07/2019)
- LUẬT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy (10/07/2019)
- Bị tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động (06/07/2019)
- LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ (04/07/2019)
- Chống rác thải nhựa, ni-lông: Hãy từ trong từng gia đình Việt (03/07/2019)
- Luật Trẻ em: 9 điểm đáng chú ý nhất (02/07/2019)
- Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới? (02/07/2019)
- Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người (01/07/2019)
- Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi đầy đủ nhất (01/06/2019)
- Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước (01/06/2019)