Ấn Độ tạm thời ngưng nhập khẩu hạt cà phê, tre, tiêu đen, quế, sắn và
thanh long từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3 do “lập lại sự ngăn chặn
bằng việc kiểm dịch thực vật”
Quyết định này được đưa ra sau khi Việt Nam thông báo sẽ đình chỉ nhập khẩu đậu phộng, hạt muồng trâu, hạt cacao, đậu trắng và me từ Ấn Độ sau 60 ngày kể từ ngày 1 tháng 3.
Trong một bức thư của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chính phủ Ấn Độ đã nói rằng “theo quan điểm lặp lại sự ngăn chặn bằng việc kiểm dịch thực vật, NPPO (Cơ quan kiểm dịch thực vật) Ấn Độ buộc phải đình chỉ nhập khẩu” một số hàng hóa.
NPPO Việt Nam cũng được yêu cầu không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho sáu mặt hàng này để xuất khẩu sang Ấn Độ.
Cho dù giữa hai lệnh tạm ngừng không có liên quan, một quốc gia thường không nhân nhượng với đối tác thương mại nếu lợi ích liên tục bị tổn thương.
Việt Nam đã đình chỉ nhập khẩu đậu phộng từ Ấn Độ vào tháng 4 năm 2015. Lệnh cấm được dỡ bỏ vào tháng 1 năm 2016 sau khi một phái đoàn Việt Nam tới thăm Ấn Độ và kiểm tra các cơ sở khử trùng, thủ tục xuất khẩu và hệ thống chứng nhận xuất khẩu.
Việt Nam đã đưa ra lệnh cấm đối với năm sản phẩm sau khi phát hiện ra có côn trùng sống với khoảng 3.000 tấn đậu phộng, 24 tấn hạt muồng trâu mua từ Ấn Độ năm ngoái và đầu năm nay.
Bị nhiễm côn trùng
Cả 5 sản phẩm này đều bị phát hiện là đã bị nhiễm Caryedon serratus Olivier, một loài bọ cánh cứng, thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Cán cân thương mại rất thuận lợi cho phía Ấn Độ khi họ xuất khẩu hàng hoá trị giá 5,26 tỷ USD vào Việt Nam trong năm tài khóa 2015/16 so với trị giá 2,5 tỷ USD nhập khẩu từ nước này.
Nhập khẩu hạt tiêu đen từ Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong năm nay. Theo nguồn tin từ Hải Quan Ấn Độ, Kishor Shamji, một nhà xuất khẩu kỳ cựu, đã cho BusinessLine biết Ấn Độ nhập khẩu 10.399 tấn, tăng 33,82% so với năm trước và trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn thứ ba của Việt Nam.
Về tổng thể, Ấn Độ xuất khẩu có thể đạt 11.800 tấn và nhập khẩu đạt 16.500 tấn tiêu.
Ông cho biết thêm, khoảng 90% hạt tiêu xuất khẩu của Ấn Độ vào cuối năm nay là tái xuất khẩu hạt tiêu nhập khẩu sau khi gia tăng giá trị như tinh dầu tiêu, tiêu bột và tiêu khử trùng.
Nhập khẩu sắn của Ấn Độ trong năm 2015/16 đã đứng ở mức 19.405 tấn có giá trị 242,22 triệu Rupi. Nhập khẩu các loại gia vị khác, bao gồm quế, trong suốt thời kỳ này là 11.135 tấn có giá trị 517,71 triệu Rupi.
- Phân biệt 9 loại quả phổ biến chín cây hay chín thuốc? (28/09/2019)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền nở tươi rói đón Tết (13/12/2017)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sống đời cho hoa nở rực rỡ đón Tết (13/12/2017)
- Mẹo giữ rau củ quả tươi cả tuần (23/11/2017)
- Trồng mận quả xanh lét, ăn ngọt như đường, lãi 300 triệu/năm (22/11/2017)
- Giá lúa gạo miền Bắc tăng chóng mặt (22/11/2017)
- Giá rau Đà Lạt tăng kỉ lục do ảnh hưởng của bão số 12 (10/11/2017)
- 3.000 tấn khoai tây Pháp vào VN: Ảnh hưởng gì đến khoai trong nước? (10/11/2017)
- Điều tiết giá hồ tiêu thế giới: đừng để nông dân tự lo (08/11/2017)
- Ngày 20.9, xuất khẩu lô thanh long tươi đầu tiên sang Úc (20/09/2017)