Theo một nguồn tin
từ Tham tán thương mại, ĐSQ Pháp tại Việt Nam, nước này đang hoàn thiện thủ tục
để xuất khẩu lô hàng 3.000 tấn khoai tây đầu tiên vào nước ta trong quý I năm
2018. Xung quanh thông tin này, trao đổi với Dân Việt, nhiều doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh khoai tây trong nước khẳng định, “không ngán” khoai tây của Pháp và
DN trong nước vẫn đủ khả năng để cạnh tranh.
Doanh nghiệp đủ sức
cạnh tranh
Trao đổi với Dân Việt, sau khi có thông tin Pháp sẽ xuất khẩu khoai tây vào Việt Nam đầu năm 2018, đại diện một số doanh nghiệp khẳng định, không ngại cạnh tranh với khoai tây của Pháp.
Là một trong những doanh nghiệp đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoai tây có tên tuổi ở khu vực miền Bắc, ông Hà Văn Hiền – Giám đốc Côngty CP Sản xuất và thương mại Tân Nông (Bắc Giang) cho biết: Hiện tại các tỉnh miền Bắc đã bước vào vụ khoai tây Đông, cũng là chính vụ của khoai tây nên bà con nông dân đã và đang tích cực xuống giống. Tuy nhiên, diện tích, sản lượng, giá thành khoai tây của các tỉnh miền Bắc những năm trở lại đây vẫn ổn định
“Khoai tây là mặt hàng đặc thù và được chia ra thành 2 loại mục đích sử dụng là khoai tây chế biến công nghiệp và khoai tây dùng để ăn tươi. Nhu cầu dành cho ăn tươi là cố định và là loại khoan tây có chất lượng ngon nên không tăng còn khoai tây chế biến thì các doanh nghiệp nhập khẩu cũng đang gặp khó khăn trong tiêu thụ, bán hàng chậm nên tiêu thụ khoai chế biến cũng rất chậm”, ông Hiền chia sẻ.
Theo ông Hiền, đối với khoai tây chế biến, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn như Pepsi, Coca cola nhập về chế biến bim bim. Hiện khoai tây chế biến dù Việt Nam cũng sản xuất nhưng chưa đủ nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp nên vẫn nhập thêm chủ yếu từ Trung Quốc.
Đối với khoai tây để ăn tươi thì người Việt lại rất thích giống khoai tây của Việt Nam, củ mầu vàng óng, nhiều tinh bột và vị đậm đà. “Nếu Pháp xuất khẩu vào Việt Nam thì chỉ có xuất trái vụ chứ chính vụ khoai tây sẽ không thể cạnh tranh được với khoai của Việt Nam. Hiện giá thành sản xuất khoai của Việt Nam quy mô công nghiệp cũng chỉ ở mức 4.000 – 5000 đồng/1kg, bán ra ở mức 350 USD/tấn là nông dân đã có lãi 150 USD/tấn”, ông Hiền khẳng định.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khoai từ Úc với giá khoảng 1.000 USD/tấn, còn Hà Lan, Đức là khoảng 650 – 700 ER/tấn. Do đó, khoai Pháp nếu vào Việt Nam thì cũng còn phải cộng thêm phí vận chuyển, khó có thể cạnh tranh với khoai của Việt Nam.
Vẫn còn hàng rào kỹ thuật
Trao đôi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Hồng – nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho rằng, để xuất khẩu vào Việt Nam thì các mặt hàng rau quả vẫn phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch theo quy định. Trong đó, mặt hàng khoai tây còn nằm trong danh sách đánh giá nguy cơ dịch hại, giống như thủ tục nhập khẩu mặt hàng táo.
- Ấn Độ tạm ngưng nhập khẩu hạt tiêu, cà phê và một số nông sản của Việt Nam (13/03/2017)
- Giải cứu 10 tấn chuối của nông dân Đồng Nai (22/02/2017)
- Người trồng “khóc ròng” vì giá hồ tiêu giảm mạnh (22/02/2017)
- Thời tiết thất thường, nguy cơ mất mùa điều (22/02/2017)
- kỹ thuật trồng chanh tứ quý (09/09/2016)
- kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng (09/09/2016)
- hướng dẫn trồng dưa chuột tại nhà (09/09/2016)
- Dồn sức bảo vệ diện tích lúa chưa thu hoạch và vườn cây ăn trái (28/03/2016)
- Thu 300 triệu đồng/năm từ trồng mít Tứ quý (28/03/2016)
- Nhận biết một số loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam (03/03/2016)