Lịch sử thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
17/11/2017

Ngày 18/11/1930, Mặt trận thống nhất Việt Nam ra đời, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trải qua 87 năm với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ và có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng nước nhà. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội lần tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, tập hợp mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài nước thành một lực lượng hùng mạnh, góp phần đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 18/11/1930, Mặt trận thống nhất Việt Nam ra đời, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trải qua 87 năm với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ và có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng nước nhà. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội lần tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, tập hợp mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài nước thành một lực lượng hùng mạnh, góp phần đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.

Kế thừa truyền thống của Hội phản đế Đồng minh (1930 – 1936) và Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), Mặt trận Việt Minh (1940 – 1945) đã tập hợp đoàn kết, vận động toàn dân tộc nổi dậy, góp phần làm Cách mạng Tháng tám thành công, lập nên Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt (1947 – 1954) là một trong những yếu tố đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1960 – 1977), ở miền Bắc có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ở miền Nam có Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã đoàn kết nhân dân, góp phần làm nhiệm vụ lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, hoàn thành các cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ, thống nhất đất nước. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, ngày 31/01 đến 04/02/1977, các Tổ chức Mặt trận hai miền tiến hành Đại hội lần thứ I, thành lập ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ ngày nước nhà thống nhất, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên nhân dân tăng cường đoàn kết, góp phần giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, nước ta đang có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng còn không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt là âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm giảm sức mạnh quần chúng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Cho nên, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất quan trọng trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, là một Liên minh chính trị rộng rãi, quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, vì người nghèo, v.v… đều nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tích cực tham gia cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tương thân tương ái giúp nhau phát triển kinh tế… và nhiều việc làm từ thiện khác. Mặt trận cùng các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội đã thể hiện ngày càng tốt hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội, tập hợp ý chí nguyện vọng của tầng lớp nhân dân, đóng góp về xây dựng Đảng và Chính quyền các cấp, phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội…

 


Số lượt đọc: 572 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác