Trong thời gian gần
đây, an toàn phòng cháy chữa cháy đang là một vấn đề nóng, gây
nhức nhối trong xã hội. Đã có rất nhiều vụ cháy xảy ra do sự chủ quan và thiếu
kiến thức về phòng cháy chữa cháy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản cũng
như tính mạng của nhiều người. Do đó, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể
xảy ra, cần có biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc và nơi sản
xuất thích hợp.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đối với nhà ở
Muốn đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà ở thì bạn cần phải thực hiện nghiêm túc những biện pháp sau:
· Đặt đồ dùng và những hàng hóa dễ cháy ở cách xa khu vực đun nấu để tránh bị bắt lửa. Không dự trữ số lượng lượng lớn những chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu ở trong nhà.
· Hệ thống điện phải được lắp đặt aptomat để đảm bảo an toàn, đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra.
· Không bố trí nơi thờ cúng gần với các vật, chất dễ cháy.
· Các phương tiện như ô tô, xe máy cần để cách xa khu vực đun nấu.
· Cần có kiến thức phòng cháy chữa cháy để có thể thoát hiểm trong những tình huống nguy cấp.
· Cần kiểm tra kỹ lưỡng những nơi dễ phát sinh lửa như: nơi thờ cúng, khu vực bếp,… trước khi đi ra ngoài.
· Nên trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà như: bình chữa cháy, bóng cứu hỏa,…
Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc, khu vực sản xuất
Các vụ hỏa hoạn, cháy nổ tại nơi làm việc, khu vực sản xuất thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Vì vậy, vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy, công ty là điều cần hết sức lưu tâm.
Dưới đây là một số biện pháp PCCC mà người lao động và chủ doanh nghiệp cần chấp hành một cách nghiêm túc:
Có các bảng nội quy về phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc.
· Thường xuyên rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại công xưởng, nơi sản xuất để kịp thời khắc phục những vấn đề, sự cố xảy ra.
· Khi rời khỏi công xưởng phải tắt hết tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện tại khu vực mình làm việc.
· Cần có các biện pháp về phòng cháy chữa cháy theo quy định đối với những nguyên vật liệu nguy hiểm như: dầu khí, xăng,…
· Lắp đặt aptomat cho toàn bộ hệ thống điện của nhà máy/xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn.
· Có các tuyến đường thoát nạn cho người lao động khi sự cố xảy ra.
· Tổ chức tập huấn cho người lao động các kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng cháy chữa cháy.
· Các cơ sở sản xuất/nhà xưởng cần trang bị các phương tiện chữa cháy một cách đầy đủ.
Trên đây là một số các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà ở cũng như nơi làm việc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tốt hơn, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày (09/12/2019)
- Quy định của pháp luật trong việc chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục (03/12/2019)
- Quy định của pháp luật nước ta nghiêm cấm cha, mẹ thực hiện hành vi bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV (03/12/2019)
- Quyền và nghĩa vụ của người bị nhiễm HIV (02/12/2019)
- Những thực phẩm dễ gây bệnh ung thư (02/12/2019)
- Luật An toàn thực phẩm và 8 quy định cần biết (29/11/2019)
- NGHỊ ĐỊNH 120/2013 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU (16/11/2019)
- Người dân nên cảnh giác, tránh xa “cạm bẫy” cho vay nặng lãi (26/09/2019)
- Luật Giáo dục 2019: Giáo viên tiểu học phải là cử nhân sư phạm (21/09/2019)
- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHĂN NUÔI (23/07/2019)