Trong thời gian gần
đây, an toàn phòng cháy chữa cháy đang là một vấn đề nóng, gây
nhức nhối trong xã hội. Đã có rất nhiều vụ cháy xảy ra do sự chủ quan và thiếu
kiến thức về phòng cháy chữa cháy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản cũng
như tính mạng của nhiều người. Do đó, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể
xảy ra, cần có biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc và nơi sản
xuất thích hợp.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đối với nhà ở
Muốn đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà ở thì bạn cần phải thực hiện nghiêm túc những biện pháp sau:
· Đặt đồ dùng và những hàng hóa dễ cháy ở cách xa khu vực đun nấu để tránh bị bắt lửa. Không dự trữ số lượng lượng lớn những chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu ở trong nhà.
· Hệ thống điện phải được lắp đặt aptomat để đảm bảo an toàn, đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra.
· Không bố trí nơi thờ cúng gần với các vật, chất dễ cháy.
· Các phương tiện như ô tô, xe máy cần để cách xa khu vực đun nấu.
· Cần có kiến thức phòng cháy chữa cháy để có thể thoát hiểm trong những tình huống nguy cấp.
· Cần kiểm tra kỹ lưỡng những nơi dễ phát sinh lửa như: nơi thờ cúng, khu vực bếp,… trước khi đi ra ngoài.
· Nên trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà như: bình chữa cháy, bóng cứu hỏa,…
Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc, khu vực sản xuất
Các vụ hỏa hoạn, cháy nổ tại nơi làm việc, khu vực sản xuất thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Vì vậy, vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy, công ty là điều cần hết sức lưu tâm.
Dưới đây là một số biện pháp PCCC mà người lao động và chủ doanh nghiệp cần chấp hành một cách nghiêm túc:
Có các bảng nội quy về phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc.
· Thường xuyên rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại công xưởng, nơi sản xuất để kịp thời khắc phục những vấn đề, sự cố xảy ra.
· Khi rời khỏi công xưởng phải tắt hết tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện tại khu vực mình làm việc.
· Cần có các biện pháp về phòng cháy chữa cháy theo quy định đối với những nguyên vật liệu nguy hiểm như: dầu khí, xăng,…
· Lắp đặt aptomat cho toàn bộ hệ thống điện của nhà máy/xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn.
· Có các tuyến đường thoát nạn cho người lao động khi sự cố xảy ra.
· Tổ chức tập huấn cho người lao động các kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng cháy chữa cháy.
· Các cơ sở sản xuất/nhà xưởng cần trang bị các phương tiện chữa cháy một cách đầy đủ.
Trên đây là một số các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà ở cũng như nơi làm việc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tốt hơn, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh
- Hậu quả, tác hại và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em nghiện ma tuý (22/05/2019)
- Chủ tịch EVN: Sẽ điều chỉnh mẫu hoá đơn tiền điện (21/05/2019)
- Bài tuyên truyền hưởng ứng tháng vệ sinh ATTP 2019 (08/05/2019)
- Hậu quả, tác hại và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em nghiện ma tuý (30/04/2019)
- Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018 (17/04/2019)
- 5 thông tin mới về chính sách bảo hiểm y tế năm 2019 (17/04/2019)
- Một số biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy (13/04/2019)
- CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT HAY ĐỐI XỬ TÀN ÁC, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ THẤP NHÂN PHẨM, 1984 (08/03/2019)
- Một số quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn (04/03/2019)
- 4 kiêng kỵ trong mâm cúng ông Công ông Táo nhiều người không để ý (28/01/2019)