1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
3. Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
4. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
5. Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
6. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
8. Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 15. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Diện tích rừng, đất quy hoạch để trồng rừng.
3. Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4. Năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Điều 16. Giao rừng
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Điều 18. Chuyển loại rừng
1. Việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
b) Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
c) Có phương án chuyển loại rừng.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
Điều 22. Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Mục 2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG
Điều 24. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng
1. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ.
2. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng.
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Điều 26. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Mục 3. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều 27. Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;
d) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về nội dung phương án quản lý rừng bền vững; quy định trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững.
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
- Công dụng bất ngờ của tỏi mọc mầm. (24/05/2017)
- 9 thực phẩm giúp não bộ sĩ tử tập trung tốt hơn (24/05/2017)
- Giá vàng hôm nay 24/5: Vàng tăng mạnh, chưa có điểm dừng (24/05/2017)
- 80% quán hủ tíu, bún bò,… sử dụng hóa chất để nấu mềm xương (24/05/2017)
- Táo Trung Quốc 10 ngàn/kg và thông tin đáng sợ bên kia biên giới (15/11/2016)
- Hôm qua, giá gas tăng 19.000 đồng/bình (02/11/2016)
- Bệnh viêm gan, mật có thể khiến bạn đột ngột tử vong mà không thể lường trước (02/11/2016)
- 5 chia khoa vang de co thuc pham an toan (26/01/2016)
- Cách chọn, bảo quản rau quả đúng cách (26/01/2016)