Loại "cỏ cứu sinh" này thực chất là một loại
rau dại. Trước đây khi còn khó khăn, người ta thường dùng nó để ăn chống đói
cho đỡ xót ruột, nhưng ngoài tác dụng đó, loại thực vật này còn có tác dụng về
mặt y học.
Ở Trung Quốc, loại rau hoang dã này được gọi là "rau cảnh”, một loại thảo dược lâu năm, chúng cùng họ với lá bỏng của Việt Nam và thường mọc trong các khu rừng sâu. Lá của chúng thon dài, có răng cưa, hoa khi nở có màu vàng.
Rau cảnh rất giàu chất dinh dưỡng, có thể được dùng để chế biến các món canh, món xào, dùng ăn lẩu hay dùng để pha trà uống.
Ngoài ra, trong dân gian, rau cảnh còn có tên là “cảnh thiên tam thất”, “hoạt huyết đơn” hay “cỏ cứu mạng”. Sở dĩ có những cái tên như vậy cũng là bởi giá trị dược liệu tuyệt vời của nó. Loại thực vật này giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu, thúc đẩy lưu thông máu, và có tác dụng chữa bệnh tốt đối với chứng mất ngủ hay co giật…
Ngày nay, loại rau cảnh mà chúng ta thấy trên thị trường thực ra là một loại rau mới được trồng bằng các phương pháp khoa học và công nghệ, không phải là loại hoang dã trước đây, Bởi loại rau hoang dã này thực sự rất khó tìm.
Sản lượng rau cảnh hoang dã đang ngày càng trở nên hiếm. Theo những người dân địa phương, loại rau này có thể bán với giá hơn 200 nhân dân tệ 0.5kg (khoảng 600 nghìn VNĐ).
- Việt Nam 'cơ bản khống chế được' dịch Covid-19 (18/06/2020)
- Đề nghị xử phạt lao động công ích người vi phạm hành chính (18/06/2020)
- Những ai có nguy cơ ung thư đại trực tràng? (14/06/2020)
- Trường mầm non sen hồng ra quân hưởng ứng ngày môi trường thế giới (09/06/2020)
- Không yêu cầu xe máy cũ phải bật đèn nhận diện (09/06/2020)
- Lợn hơi bất ngờ hạ nhiệt cả ba miền, chợ dân sinh vẫn vắng bóng người mua (09/06/2020)
- Trồng rau má, càng nắng bán càng đắt, vườn không rộng vẫn thu trăm triệu (05/06/2020)
- Rau 'nhà nghèo' một thời ăn chống đói, nay là đặc sản, thu cả triệu đồng mỗi ngày (29/05/2020)
- ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ KIM LONG LẦN THỨ VI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP (29/05/2020)
- 'Vương quốc mắm' miền Tây với 10 loại mắm có một không hai ăn một lần nhớ mãi (21/05/2020)