Nuôi dế làm thức ăn cho rắn mối và tắc kè
13/03/2019
                Trong vài năm trở lại đây tắc kè và rắn mối đang trở thành món ăn đặc sản tại các nhà hàng. Từ 2 loài bò sát tắc kè và rắn mối có thể chế biến thành các món đặc sản: rắn mối chiên giòn, rắn mối môi nướng mọi, rắn mối xào xả ớt, ....ăn rất ngon và tuyệt, trong các món tắc kè thì món nướng mọi là ngon nhất.. bên cạnh đó, tắc kè và rắn mối còn có công dụn trị các bệnh: Đau lưng, nhức mọi, hen suyễn, ....

                   Đứng trước nhu cầu sử dụng tắc kè và rắn mối làm đặc sản và thuốc trị bệnh ngày một tăng. Các hộ chăn nuôi ở Việt Nam đã và đang bắt tay vào nuôi 2 loại đặc sản này, để đáp ưng nhu cầu trong và ngoài nước.

Cách nuôi 2 loại đặc sản này Trọng Hoàng đã chia sẽ với các trong 2 bộ tài liệu đó là: tài liệu nuôi rắn mối hiểu quảtài liệu nuôi tắc kè sinh sản. Hai bộ tài liệu này Trọng Hoàng thực hiện bằng video, sau khi xem xong tài liệu các bạn sẽ hiểu rỏ hơn về kỹ thuật nuôi hai loài bò sát này.

Ở bài này, Trọng Hoàng xin chia sẽ với các bạn một khía cạnh khác về vấn đề chăn nuôi rắn mối và tắc kè sao cho lợi nhuận cao nhất, phát triển tốt nhất và kinh tế nhất. Mà không hề đề cập sâu vào cách nuôi của từng loại.

Như chúng ta đã biết, thức ăn mà tắc kè và rắn mối ưu thích nhất là các loài côn trùng và đặc biệt là dế. Dế là loài côn trùng dễ nuôi, phát triển cực nhanh và chi phí chăn nuôi cực kỳ thấp. Bạn sẽ rất bất ngờ khi sắp tới đây Trọng Hoàng sẽ chia sẽ với bạn kinh nghiệm nuôi dế kết hợp với 2 loài bò sát để đạt hiểu quả kinh tế cao và giúp cho vật nuôi nhanh phát triển, đồng thời tận dụng được nguồn thực phẩm có sẵn.

Kỹ thuật nuôi dế khá đơn giản, các bạn có thể tham khảo trong bộ tài liệu: Kỹ thuật nuôi dế, mà Trọng Hoàng đã biên soạn. Thức ăn của dế chủ yếu là  cám và rau xanh, nếu bà con có đất rộng có thể trồng khoai mì làm thức ăn cho dế. Dế được ăn lá khoai mì thì sẽ không bị bệnh đường tiêu hóa, không xuất hiện các bệnh co giật, tiêu chảy, rụng râu,... mà chi phí nuôi gần như là không đồng.

Khi dế nuôi được 35 ngày thì bà con có thể bán dế tại các tiệm chim, nuôi khoảng 55 ngày thì có thể đông lạnh và bán cho các nhà hàng chế biến thành các món dế đặc sản như: Dế chiên giòn, dế nướng mọi, dế xào xả ớt,... các bạn có thể xem thêm cách chế biến các món dế trong bài viết của Trọng Hoàng: Catalogue chế biến các món dế, để hiểu hơn về vấn đề này. Vậy là bạn sẽ có thu nhập thường xuyên nhờ việc nuôi dế, bạn có thể xem Bí Quyết nuôi dế lợi nhuận 50 triệu/ thángmà Trọng Hoàng đã chia sẽ.

Khi dế được từ 55 ngày tuổi trở đi, thì dế bắt đầu sinh sản. Quý bà con có thể cho dế sinh sản trong các khay trứng bằng đất hoặc bằng sơ dừa. Dế sinh sản được khoảng 1 tháng rồi chết. Các bạn có thể dùng các con dế đã sinh sản này cho rắn mối ăn và tắc kè ăn, vừa không tốn chi phí vừa tiện lợi, mà giúp cho tắc kè và rắn mối phát triển rất nhanh.

Dế thì bạn nuôi luân phiên để có thu nhập hàng ngày, còn rắn mối thì  sau 3.5 tháng là xuất chuồng, tắc kè thì sau 6 tháng là bán được. Vậy là chúng ta đã có một chu kỳ kinh doanh hợp lý, lấy ngắn nuôi dài, làm ăn bền vững phải không nào.

 Trọng Hoàng vừa chia sẽ tới quý bà con kinh nghiệm nuôi dế làm thức ăn cho rắn mối và tắc kè sao cho đạt hiểu quả và kinh dế cao. . Nếu có thắc mắc gì thì quý bà con có thể liên hệ với Trọng Hoàng qua địa chỉ Email thegioi_contrung@yahoo.com. Chúc quý bà con thành công, chúc cho ngành chăn nuôi côn trùng Việt Nam ngày một phát triển.

 

 

 


Số lượt đọc: 894 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác