Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã Long Sơn là nguồn thu nhập chủ yếu của đa số nông dân trong xã . Trong những năm gần đây nhờ vào nghề nuôi Hàu và nuôi cá trên sông đã đem lại thu nhập cao cho người dân nuôi trồng thuỷ sản , hàng năm thu hoạch hàng ngàn tấn hải sản ước tính hàng trăm tỷ đồng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong xã .
Nhưng từ đầu năm đến nay việc xảy ra hiện tượng Hàu và các loại tôm cá chết hàng loạt đã làm Bà con điêu đứng , nguyên nhân xảy ra hiện tường trên là do lượng nước thải có hoá chất gây ô nhiểm nguồn nước của các cơ sở chế biến hải sản tại xã Tân Hải Huyện Tân Thành , điển hình là ngày 24/5/2008 một số Bà con nông dân hành nghề đánh bắt , nuôi trồng thuỷ hải sản cho biết các doanh nghiệp chế biến bột cá thuộc khu vực xã Tân hải huyện Tân Thành xả nước thải gây ô nhiểm môi trường làm cá , tôm , cua , ghẹ chết hàng loạt . sau khi được tin UBND xã Long Sơn đã báo cáo lên cơ quan chức năng , tổ chức phối hợp với đoàn cán bộ sờ Tài nguyên môi trường tỉnh bà Rịa Vũng Tàu đi khảo sát thực tế và xác định tại sông Cờn giữa , Cá Sạu và Rạch ván có tôm cá tự nhiên chết rất nhiều , nước sông có màu trắng hồng , cơ quan chức năng tiến hành lấy mẩu nước, đo quan trắc tại ba điểm : Cống Giồng Than ( tại nơi xả nước thải ) dòng sông Rạch Ván thuộc xã Tân Hải huyện Tân Thành và vàm Ông Súng thuộc xã Long Sơn . Ngày 02/7/2008 sau khi nhân được tin báo các ao nuôi cá mú taị thôn 7 xã Long Sơn và các bè cá trên dòng sông Chà Và bị chết sạch , UBND xã đã cử Đoàn cán bộ xã kết hợp với Phòng tài nguyên môi trường thành phố Vũng Tàu xuống tận nơi xảy ra vụ việc để nắm rỏ tình hình thực tế và đã ghi nhận .
Tại nhà Chị Nguyễn Thị Nhung ở Bến Cồn Bần thuộc thôn 7 Chúng Tôi đã chứng kiến cảnh tượng hết sức xót xa , Anh Hùng chồng Chị Nhung lội dưới ao mò từng con cá Mú chết do nguồn nước bị ô nhiểm , còn Chị Nhung thì vừa khóc vừa kể :
- Vốn liếng vợ chồng tôi gôm góp đã hơn 8 năm nay từ hồi mới làm ao chỉ nuôi được có mấy chục con cá giống cho đến nay thấy nuôi cá Mú thu hoạch cũng khá gia đình mới đỡ nghèo khó cho nên vụ mùa này Vợ Chồng làm thủ tục xin ngân hàng chính sách tỉnh cho vay thêm vốn để đầu tư vào ao nuôi cá và đã thả được 1.500 con cá Mú giống đến nay đã được 8 tháng tuổi chỉ còn khoảng vài tháng nữa là đến đợt thu hoạch dự tính sau khi thu hoạch sông sẽ sửa lại căn nhà vậy mà bây giờ chỉ biết đứng nhìn từng con cá chết, vốn liếng cũng không còn mà nợ ngân hàng đã gần đến hạn biết kêu cứu “Ai !” bây giờ ? .
Chị Nhung còn cho biết thêm theo thời giá hiện nay với loại cá mú mà Vợ Chồng Chị đang nuôi là 300.000đ/kg như vậy hiện tại 1500 con cá Mú khoảng 600 gam /con thì số tiền bị thiệt hại lên tới 240.000.000đ , chưa kể 40 con cá để ép giống mỗi con trên 10kg
Còn hộ Ông : Nguyễn văn Bỉ nuôi cá Bóp bằng lồng bè trên sông đã được 45 ngày tuổi cũng bị chết hết và thiệt hại cũng hàng trăm triệu đồng .
Từ Bến Cồn bần tại thôn 7 Chúng tôi cho ghe chạy dọc theo dòng sông đến cống xã nước thải khu chế biến hải sản tại Giòng Than thuộc xã Tân Hải Huyện Tân Thành , từ cống này nước có màu đen sệt rất hôi thối do các cơ sở chế biến thải trực tiếp ra sông Rạch Ván và lan toả ra các sông Chà Và , Bến Đá thuộc xã Long Sơn . Suốt đoạn đường gần 4 km Chúng tôi đều thấy cá chết nỗi trên mặt sông như vậy cho thấy mức độ nước sông bị ô nhiểm rất nghiêm trọng
Tính đến ngày 10/7/2008 UBND xã đã nhận hàng trăm lá đơn của Bà con Nuôi cá cũng như nuôi Hàu kêu cứu . Với nguồn nước bị ô nhiểm như hiện nay đã và đang tác hại rất lớn đến việc nuôi hải sản của người dân Long Sơn nhưng vấn đề đáng lo ngại là khi người tiêu dùng không biết mà ăn phải cá chết do bị ô nhiểm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào thì không ai lường trước được .
Theo Ông Bùi Đức Bình phó chủ tịch UBND xã cho biết thì với chức năng của xã tổ chức đi khảo sát thực tế , lập biên bản thiệt hại của bà con và kiến nghị về cấp trên để có hướng giải quyết vì các cơ sở chế biến hải sản không nằm trên địa bàn thuộc xã quản lý chính vì vậy rất mong sự can thiệp kịp thời của các ngành chức năng sớm vào cuộc để giúp người dân an tâm tiếp tục đầu tư vào việc chăn nuôi các loại hải sản vốn đã tạo nguồn thu nhập và giúp Bà con xoá đói giảm nghèo trong những năm gần đây đồng thời tạo việc làm nâng cao đời sống cho nông dân cũng chính là góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã Long Sơn