Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, dẫn đến thực tế khu vực nông thôn giảm diện tích đất canh tác khá lớn. Theo đó, một lượng lao động nông thôn thiếu việc làm. Học nghề mới hoặc duy trì nghề cũ, nhưng đòi hỏi chất lượng cao hơn
Thực hiện chương trình khuyến công năm 2010 , trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết hợp với trung tâm văn hoá - học tập cộng đồng xã Long Sơn tổ chức đào tạo nghề mây tre đan miễn phí cho người lao động tại địa phương và hổ trợ cho các doanh nghiệp mây tre đan trên đại bàn tỉnh nguồn nhân lực có tay nghề qua đào tạo đồng thời tạo việc làm cũng như nguồn thu nhập ổn định cho người lao động trên địa bàn xã Long Sơn Qua lớp học nghề này các học viên được giới thiệu đến làm việc tại các công ty mây tre đan hoặc nhận hàng về làm gia công tại nhà .
Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), nhiều nông dân trong xã có cơ hội học nghề. Chị Nguyễn Thị Linh, ở thôn 2 đang học tại Trung tâm văn hoá - học tập cộng đồng xã Long Sơn cho biết, chị đăng ký học lớp Mây tre đan qua thông báo của Đài truyền thanh xã. Công việc phù hợp với sức khoẻ, có thời gian kết hợp việc đồng áng khi mùa màng đến. Trong thời gian học nghề, làm ra sản phẩm, các học viên như chị đã có thu nhập ngay. Chị Nguyễn Thị Thanh , thôn 4, xã Long Sơn nói: “Học ở Trung tâm văn hoá - học tập cộng đồng vừa không phải đi xa, lại tranh thủ làm được việc nhà” .
Lớp Mây tre đan hiện có hơn 80 người theo học. Đây là nghề mới đối với người dân xã Long Sơn, vì vậy chị em theo học đông, rất chăm chỉ và nhiệt tình “Tổ chức học nghề tại xã, người học không phải đi xa, gia đình dễ quản lý, đáp ứng được nhu cầu dạy nghề và nguyện vọng của những lao động không có điều kiện về kinh tế. Việc dạy nghề cho LĐNT đã và đang giải quyết được nhu cầu bức xúc về việc làm cho nông dân”Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung ( Cán bộ quản lý lớp học ) khẳng định
Qua khảo sát tại các thôn trên địa bàn xã Long Sơn cho thấy, nghề mây tre đan được nông dân đón nhận một cách hào hứng.