Vệ sinh phòng bệnh
Để thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh trong kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, người chăn nuôi cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh cho gà như: Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh. Nước uống, không khí, nhiệt độ...
Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, công tác vệ sinh phòng bệnh là một công đoạn rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng gà
Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, người nuôi có thể tăng thêm sức đề kháng cho gà bằng cách tiêm các loại vaccine phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
Để có thể phòng bệnh cho gà, bà con cần chuẩn bị thức ăn tốt, nước sạch, nên chọn con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao. Giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, phát quang quanh khu chuồng nuôi. Chú ý thực hiện tốt quy trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
Phòng bằng Vaccine
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
Kỹ thuật chăn nuôi: Lịch chủng ngừa bằng vaccine
Chú ý: Lịch chủng ngừa trên chỉ là tham khảo, tùy từng vùng người nuôi có quy trình chủng ngừa phù hợp. Trong quá trình nuôi nếu đến lịch chủng ngừa mà gà có biểu hiện bệnh thì không chủng mà phải điều trị cho gà khỏi hẳn thì mới chủng ngừa, nếu gà đang bị bệnh mà chủng ngừa thì gà sẽ bệnh nặng thêm và hiệu lực của vaccine cũng giảm.
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh: Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe, nên lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng, vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ. Bên cạnh đó, cần dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
Phòng bằng thuốc
Nếu gà mắc bệnh ở đường tiêu hóa, bà con có thể sử dụng các loại thuốc như: Oxyteracilin, chloramphenicol… Gặp bệnh đường hô hấp thì nên dùng Tylosin, Tiamulin,... Chú ý, không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ.
Một số loại bệnh thường gặp ở gà
Một số bệnh gà hay mắc phải và cách phòng ngừa
Theo dõi tình trạng sức khỏe gà
Đối với gà nuôi thịt: Đầu tuần thứ 5 chỉ thả gà 2 giờ/ ngày cho gà tập làm quen. sau đó đuổi gà vào chuồng, nhũng buổi sau tăng dần thời gian thả từ 30 phút đến 1 giờ, như vậy sau khoảng 10 ngày là thả gà tự do. Trước khi mở cửa, gà đã được cho ăn, uống khá đầy đủ, đặc biệt, nước uống có pha kháng sinh, vitamin.
Hàng ngày quan sát đàn gà, phát hiện những biểu hiện không bình thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nuôi tôm mùa nắng nóng (05/04/2019)
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Làm giàu từ nuôi lươn khép kín (14/09/2017)
- Phú Yên: Mô hình nuôi tôm hùm bằng chế phẩm sinh học (07/09/2017)
- Kỹ thật nuôi rắn mối bán hoang dã (23/08/2016)
- Giải pháp kỹ thuật chống nóng cho đàn gia súc gia cầm (14/07/2016)
- 17 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ THẢ VƯỜN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ (26/05/2016)
- 5 cách rửa rau quả hết thuốc trừ sâu (05/04/2016)
- Độc đáo nuôi lươn trong can nhựa (18/03/2016)
- Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ (18/03/2016)