Kỹ thật nuôi rắn mối bán hoang dã
23/08/2016
       Hiện nay rắn mối đang trở thành đặc sản hot tại các nhà hàng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước vì mùi vị thơm ngon và giá thành tương đối mền. Nhưng do lượng rắn mối trong thiên nhiên ngày một giảm dần nên rắn mối đang rất hút hàng...


           Hiện nay đã có một số nơi nuôi rắn mối,  và đã bước đầu thành công. Để nuôi 1000 con rắn mối chi phí đầu tư bạn đầu chỉ vào khoảng  10 triệu đồng, sau 4 tháng theo đúng quy trình nuôi rắn mối bán hoang dã có thể thu lợi lên tới vài trăm triệu đồng. 

Vậy kỹ thuật nuôi rán mối  bán hoang dã  có lợi gì, chúng tôi xin nêu ra một số lợi ích của kỹ thuật nuôi rắn mối bán hoang dã:

  •     Giúp người nuôi hạn chế tối đa chi phí đầu tư ban đầu
  •     Giúp hạn chế tối đa mền bệnh
  •     Giúp cho rắn mối phát triển nhanh nhất
  •     Giúp hạn chế tối đa chi phí thức ăn

Chính vì những lợi ích trên chúng tôi xin giới thiệu tới quý bà con kỹ thuật nuôi rắn mối bán hoang dã
Chuồng nuôi rắn mối
Chúng ta làm chuồng trên nền đất, xung quanh chuồng chúng ta có thể xây tường xi măng và  ốp gạch men vào miệng chuồng để rắn mối không bò ra ngoài Hoặc chúng ta có thể dung loại bạt trơn vây xung quanh chuồng để rắn mối không bò ra ngoài là được
Trong chuồng chúng ta chia làm 2 phần
Phần thứ nhất: chúng ta lợp tôm che mưa, che nắng cho rắn mối và cho vào trong chuồng 20 đến 100 viên gạch ống xếp chồng lên nhau 2 tầng sau đó dậy một tấm tôn lên trên đống gạch để làm chổ trú ẩn cho rắn mối.

 chúng ta trồng cỏ; để tạo môi trường hoan giã cho rắm mối và thắp một bong đèn nhỏ vào buổi tối để các con sâu bọ bay tới tạo thức ăn tự nhiên cho rắn mối.

Chọn giống rắn mối:
Rắn mối giống nên chọn con to khỏe không bệnh tật, có kích thước từ ngón tay cái trở lên. Cách phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái;

Rắn mối đực: Đầu to, chân khẻo, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông
Rắm mối cái: Đầu nhỏ, di chuyện chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.

Cho rắn mối ăn:
Rắn mối ăn các loại côn trùng: dế, sâu, cào cào.. ta cũng có thể cho rắn mối ăn các loại tôm, tép, thịt gà băm nhỏ
Cho rắn mối uống nước và thay thức ăn hàng ngày.

Rắn mối sinh sản:
Rắn mối 2 tháng sinh sản một lần, mỗi lần sinh được từ 8 đến 12 con. Do đó để rắn mối sinh sản được nhiều con ta nên chia tỉ lệ đực cái là 1: 1 để tăng khả năng thụ thai của rắn cái

Khi rắn mối cái mang bầu ta nên tách rắn cái sang một chuồng chuyên nuôi rắn mối mang bầu nuôi riêng và chú ý theo dõi, khi rắn mối cái sinh sản ra rắn mối con ta cho rắn cái sang chuồng ở chung với rắn đực để tiếp tụ thủ thai, đồng thời cho rắn mối con sang chuồng khác nuôi riêng.
Nuôi rắn môi sinh sản:
Chuồng nuôi: Đây là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một môi trường hài hòa và thân thiện để rắn mối phát triển tốt nhất.
+ Chồng nuôi 1000 con rắn mối bố mẹ, có diện tích tối thiểu là 20 met vuông và tối đa là 100 mét vuông ( rộng quá thì khó quản lý).
+ Chuồng nuôi rắn mối nên làm bằng nền đất 100%, trong chuồng nhiều cỏ và chuồng nuôi phải có ông thoát nước , tránh để nước đọng lại trong chuồng.
+ Thành chuồng nuôi rắn mối có thể làm bằng tôn kẻm cao 50 cm – 60 cm, hoặc là xây bằng gạch ( nếu xây thì phải ốp lát bằng gạch mên trong hoặc bằng tôn để tránh rắn mối bò ra ngoài).
+ Chuồng nuôi, 1/3 chuồng lợp mái tôn để rắn mối trú mưa và buổi tối vào trong đó để ngủ.
Thức ăn: Rắn mối là loài bò sát ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cơm, cá tạp, phổi heo, dế sâu và các loài côn trùng
+ Rắn mối cho ăn vào buổi sáng, buôi trưa và chiều rắn mối sẽ phơi nắng để tiêu hóa thức ăn.
Chăm sóc: Vệ sinh chuồng rắn mối bằng cách, khoảng 2 đến 3 ngày thay lá chuối hoặc cây cối làm chổ trú ẩn cho rắn mối một lần. Để tạo môi trường sạch cho rắn môi sinh sản và phát triển tốt.
Sinh sản: Rắn mối sinh sản rất nhiều, mỗi lần sinh sản khoảng từ 8 đến 15 con. Sau 3 tháng là sinh sản một lần.
Khi rắn mối sinh sản thì các bạn chú ý, chúng ta nên cho thêm lá chuối và hoa dừa vào làm chổ trú ẩn để rắn mối sinh sản được thuận lợi.

Nuôi Rắn Mối con:
Chuồng nuôi và cách chăm sóc rắn mối con hoàn toàn giống rắn mối bố mẹ. Nhưng chúng ta cần phải chú ý, rắn mối con rất dễ bị tổn thương nên trong quá trình nuôi bà con nên trông nhiều cỏ trong chuồng và thức ăn chủ yếu của rắn mối con là côn trùng nhỏ và cơm với cá  tạp.
Để việc nuôi rắn mối được thành công và đạt hiểu quả kinh tế cao bà con nên chọn mua con giống ở những chổ uy tín, có bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Để bà con có thể an tâm về mặt đầu ra. Mọi khó khăn thắc mắc bà con có thể liên hệ với Trọng Hoàng thông qua số điện thoại: 0917.193.393 hoặc website: www.thegioicontrung.info . Emai: thegioi_contrung@yahoo.com.

Giá Trị thương phẩm của rắn mối:
Hiện rắn mối thịt có giá từ 300.000-350.000 đồng/kg (khoảng 35-40 con), rắn mối khoảng 18-30 con/kg có giá từ 400.000-500.000 đồng. Dù vậy, quản lý một nhà hàng trên đường Trịnh Đình Nam (quận 3, TP.HCM) cho biết vừa phải bỏ món rắn mối ra khỏi thực đơn do nguồn cung cấp thất thường, nhiều lúc khách gọi không có rất mất uy tín. Anh Bảo, bếp trưởng một nhà hàng trên đường Trần Đại Ngĩa cho biết rắn mối ngon nhất là làm món nướng như nướng muối ớt, nướng mọi... Tuy nhiên, để thưởng thức, khách hàng thường phải đặt trước để nhà hàng chuẩn bị vì không phải lúc nào cũng có hàng.

 

 


Số lượt đọc: 1372 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác