TRANG CHỦ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Dịch vụ công trực tuyến THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM THÔNG TIN HỎI VÀ ĐÁP
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong huyện
Tin tức trong tỉnh
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Thông báo của UBND xã
Hỏi đáp
Lịch công tác

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 192440

  TÀI LIỆU KHCN

  Doanh nghiệp điều gặp khó từ bài toán nguyên liệu
12/05/2015

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), thị trường xuất khẩu điều thế giới trong 2 năm gần đây có những diễn biến khác thường. Thị trường bắt đầu xuất hiện một số tập đoàn kinh doanh và chế biến quả khô có hành vi đầu cơ. Họ lợi dụng diễn biến bất thường của thời tiết trong nước lẫn thế giới, gây ảnh hưởng đến sản lượng điều thô năm 2015, đẩy giá điều trong vụ mùa lên cao.
Gặp khó từ nguồn nguyên liệu châu Phi
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nhật Huy, cho biết, tiềm lực kinh tế của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh điều của Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ. Khi tiến hành ký hợp đồng nguyên liệu, các doanh nghiệp phải đặt cọc 30% số lượng hàng. Chính vì vậy, khi giá điều giảm 150 USD/tấn, các doanh nghiệp nhỏ này tự động “xù” hợp đồng để giảm thiểu thiệt hại, còn nhà cung cấp dùng số tiền đặt cọc đó bù lỗ cho lượng hàng giảm giá trị này. Trong khi đó, các doanh nghiệp thường căn cứ vào hợp đồng đặt mua điều nguyên liệu để xây dựng kế hoạch cũng như ký kết xuất khẩu điều nhân. Điều này, đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhân điều cũng như uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điển hình năm 2014, Việt Nam có 3 doanh nghiệp bị nhà cung cấp hủy hợp đồng 15.000 tấn điều thô.
Theo ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn 1, từ đầu năm đến nay Hoàng Sơn 1 cũng bị các đối tác cung cấp điều thô ở Bờ Biển Ngà hủy 3.600 tấn do họ không gom đủ hàng để giao. Lý giải nguyên nhân này, ông Huyên chia sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam thường thu gom nguyên liệu điều thô trong nước sau đó mới mới nhập khẩu từ các nước châu Phi với giá thấp hơn. Như vậy, chi phí đầu vào của nguồn hàng trong nước cao hơn so với nhập khẩu.
Trong khi đó, các nhà cung cấp từ châu Phi cũng không lường trước được lượng hợp đồng đặt hàng đến từ Ấn Độ và Việt Nam lại lớn như vậy, trong khi nguồn cung điều nguyên liệu lại rất “nhỏ giọt”. Những tập đoàn kinh doanh hạt nổi tiếng như Olam, DVK… không có cơ hội bán mới nhiều hoặc bán với số lượng ít đã khiến cho nhiều đơn hàng nhập khẩu điều thô của Việt Nam bị hủy.
Mặt khác, do chi phí nhân công có chiều hướng tăng, làm đội thêm giá thành sản xuất trong khi giá xuất khẩu không biến động nhiều. Do đó, từ đầu vụ điều năm 2014-2015, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách nhập khẩu điều từ châu Phi để chế biến mới. Việc làm này dẫn đến tình trạng “khan” hàng, tăng giá giữa vụ, báo động rớt giá cuối vụ như hiện nay.
Cẩn trọng khi ký hợp đồng
Theo một số chuyên gia, vì lợi nhuận, việc đầu cơ của các doanh nghiệp hầu như năm nào cũng có. Tuy nhiên, đầu cơ ở mức nào, ký hợp đồng ở thời điểm nào lại tùy thuộc vào sự cẩn trọng riêng của từng doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp chưa có nguồn hàng trong kho nhưng đã ký kết thời hạn giao hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp này phải tập trung mua gom sản lượng để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết. Nhưng khi nguồn nguyên liệu thiếu dẫn đến tình trạng hủy hợp đồng theo dây chuyền. Ngay cả Tập đoàn Olam, tập đoàn chuyên kinh doanh và chế biến hạt quả khô của Singapore hiện nay cũng thận trọng ngừng ký hợp đồng thương mại cách đây một tháng. Theo tập đoàn này, do sản lượng ở vùng nguyên liệu khá nhỏ giọt, kèm theo các hợp đồng ký kết trước đó còn tồn đọng nhiều cần phải tập trung giải quyết.
Trước biến động về giá điều thô cũng như diễn biến vụ điều năm nay, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch VINACAS khuyến cáo các doanh nghiệp nên cẩn trọng lựa chọn kỹ các đối tác để ký hợp đồng mua bán, nhập khẩu hạt điều thô. Khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp nhập khẩu nên chọn các đối tác có thâm niên, uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, không chọn các đối tác nằm trong danh sách cảnh báo của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chú ý tới chất lượng điều thô của Bờ Biển Ngà năm nay do thời tiết bất thường thời gian qua, làm cho hạt điều nhỏ, chất lượng kém.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng nên thận trọng, không mua điều thô được nhà môi giới chào giá cao từ 1.200-1.250 USD/tấn từ châu Phi vì với mức giá trên, chế biến xuất khẩu sẽ không hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tránh các nhà đầu cơ lợi dụng thị trường chào mời giá cao, sau này giá xuống thấp, doanh nghiệp sẽ khó bán.
Theo số liệu của VINACAS, do quý I/2015 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán nên sản lượng xuất khẩu điều có tăng so với cùng kỳ năm 2014, nhưng lại giảm so với quý IV/2014. Cụ thể, trong quý I/2015, sản lượng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam gần 58.000 tấn, (tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2014), đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 409 triệu USD (tăng 32% so với cùng kỳ) và giá trị xuất khẩu bình quân là 7.066 USD/tấn./.

TTXVN
In trang Quay lại Lên trên

Nội dung khác

  Nâng năng suất tôm sú, tôm thẻ chân trắng(5/28/2018 12:00:00 AM)
  Nuôi tôm an toàn, bền vững(5/28/2018 12:00:00 AM)
  Giống lúa lai ba dòng LY 2099(5/28/2018 12:00:00 AM)
  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.695.121 - Fax: (84.064) 3.695.121
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu