TRANG CHỦ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Dịch vụ công trực tuyến THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM THÔNG TIN HỎI VÀ ĐÁP
Thứ Năm, 28/3/2024
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong huyện
Tin tức trong tỉnh
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Thông báo của UBND xã
Hỏi đáp
Lịch công tác

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 181460

  

  Không thể thích là nuôi!
16/03/2018

Điều chỉnh các tiêu chuẩn về nước thải trong chăn nuôi cho phù hợp với đặc thù của SX trong nước là điều cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để siết chặt tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi hiện nay cũng đang là vấn đề nhức nhối.

Trao đổi với NNVN, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chăn nuôi có điều kiện sẽ là nội dung cốt lõi trong dự thảo Luật Chăn nuôi. Theo đó, không thể ai thích nuôi thì nuôi.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi

Người chăn nuôi, nhất là các DN lớn cho rằng các tiêu chuẩn về nước thải chăn nuôi do Bộ TN-MT ban hành hiện nay là quá cao và cần phải điều chỉnh lại. Vậy theo ông, điều chỉnh ở mức nào thì vừa?

Theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT (Quy chuẩn 62) quy định chất lượng nước thải chăn nuôi thải ra môi trường, giới hạn cho phép của BOD5 tối đa chỉ 100 mg/l; COD tối đa chỉ 300 mg/l. Nếu so với các nước trên thế giới thì đây là giới hạn rất thấp, kể cả với các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ hay EU.

Bên cạnh đó, các tiêu chí về hàm lượng coliform, ni-tơ tổng số... cũng ở mức thấp, khó mà có thể đáp ứng được. Trong khi đó, chăn nuôi Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là quy mô trang trại và nông hộ nhỏ lẻ, quy trình xử lí chất thải cơ bản vẫn là biogas. Nếu chiếu theo Quy chuẩn 62, nước thải sau công trình biogas sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu, mà phải đầu tư thêm rất nhiều công nghệ xử lí nữa mới có thể đạt được.

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi cũng như báo cáo của các địa phương, hiện nay đại đa số trang trại và nông hộ qua kiểm tra đều không đạt về tiêu chuẩn nước thải... Vì vậy theo tôi, đối với nước thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường chung (ao hồ, sông suối...), chỉ số cơ bản như BOD5 của Việt Nam cần phải nâng lên tối thiểu ở mức 150 mg/l, chỉ số COD tối thiểu cũng ở mức 400 mg/l. Tuy nhiên đối với nước thải chăn nuôi dùng cho mục đích bón/tưới cho cây trồng, thì không nên cứng nhắc trong việc áp quy định về tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi vào đây, mà phải có những quy định mới cho vấn đề này. Bởi hiện nay chúng ta chưa có quy chuẩn nào quy định, hướng dẫn về việc sử dụng nước thải/chất thải chăn nuôi như là một loại phân bón.

Có một thực tế là hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, nhất là các vùng chăn nuôi lợn trọng điểm đang hết sức nghiêm trọng. Chiến lược nào để ngăn chặn vấn nạn này, thưa ông?

Hiện nay, mặc dù đã có khoảng 93% số trang trại và gần 63% số hộ chăn nuôi đã áp dụng một trong các biện pháp xử lí chất thải như biogas, đệm lót sinh học, ủ phân compost, tuy nhiên, đa số các trang trại xử lí chưa triệt để, không đúng quy trình vận hành, tình trạng quá tải ở các công trình biogas là phổ biến. Bên cạnh đó, có địa phương vẫn còn tới 46 - 47% số hộ chăn nuôi không áp dụng biện pháp xử lí chất thải nào và xả thẳng ra môi trường. Đây là những nguyên nhân khiến tình hình ô nhiễm tại nhiều vùng chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đang vô cùng bức xúc.

Tới đây, xử lý chất thải sẽ là yêu cầu đầu tiên để cấp phép chăn nuôi

Hiện tại, Cục Chăn nuôi đang được Bộ NN-PTNT giao soạn dự thảo Luật Chăn nuôi để trình Quốc hội trong năm 2018. Theo đó, chăn nuôi sẽ phải có điều kiện, chăn nuôi trước hết phải được cấp phép. Và một trong các yêu cầu cơ bản nhất để được cấp phép, đó là bắt buộc phải có phương án xử lí chất thải, cũng như đánh giá tác động môi trường.

Ông cho rằng tới đây, cần phải có quy chuẩn hướng dẫn riêng cho việc sử dụng chất thải chăn nuôi sau xử lí như là một loại phân bón. Vì sao vậy?

Tới đây, khi yêu cầu chăn nuôi có điều kiện, người chăn nuôi buộc phải có phương án xử lí chất thải, nhưng có thể linh hoạt hơn. Hoặc là anh phải xử lí làm sao đạt yêu cầu về nước thải mới được thải ra môi trường chung; hoặc là anh có thể xử lí rồi cung cấp cho các trang trại trồng trọt để tưới làm phân bón. Cách làm này đã được đa số các nước phát triển áp dụng, theo đó các trang trại chăn nuôi sẽ phải trả chi phi phí cho cả đơn vị vận chuyển chất thải lẫn trang trại trồng trọt tiếp nhận chất thải. Cách làm này hiện nay chưa phổ biến ở nước ta, nhưng tới đây, ngành chăn nuôi sẽ có cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ đẩy mạnh cho xu hướng này...

Xin cảm ơn ông!

"Ngành trồng trọt (hoặc Bảo vệ thực vật) phải nhanh chóng ban hành các quy chuẩn, quy trình hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng chất thải chăn nuôi như là một loại phân bón lỏng. Cụ thể loại cây trồng gì thì được bón tối đa bao nhiêu/diện tích/năm, dư lượng ni-tơ, ka-li, phốt-pho tổng số trên đất phải ở ngưỡng bao nhiêu trong đất để vừa đảm bảo an toàn, chất lượng cho nông sản, vừa đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm..." - Ông Tống Xuân Chinh.

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.695.121 - Fax: (84.064) 3.695.121
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu