TRANG CHỦ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Dịch vụ công trực tuyến THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM THÔNG TIN HỎI VÀ ĐÁP
Thứ Hai, 13/5/2024
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong huyện
Tin tức trong tỉnh
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Thông báo của UBND xã
Hỏi đáp
Lịch công tác

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 183412

  TÀI LIỆU KHCN

  Kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng cao su
13/05/2014

Chọn giống cây cao su ở Việt Nam

Cao su là cây đại mộc và lâu năm, đòi hỏi các nghiên cứu chọn giống phải tốn thời gian dài và diện tích lớn để đánh giá đầy đủ các đặc tính của giống trước khi khuyến cáo cho sản xuất. Cho đến nay, trên thế giới và cũng như ở Việt Nam, chưa có giống cao su hoàn hảo. Để giảm thiểu rủi ro cho sản xuất, giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất thử. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 20 - 25 năm, có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 - 15 năm. 

Trong giai đoạn đầu, giống đối chứng là GT 1, RRIM 600, những giống này đã được khuyến cáo trồng qui mô lớn ở nhiều nước và ở Việt Nam giai đoạn 1970. 

Sau 1980, PB 235 được sử dụng làm giống đối chứng. PB 235 sinh trưởng khỏe, năng suất cao và hiện được trồng nhiều với diện tích hiện nay là 36,5% ở Đông Nam bộ, 29,7% ở Tây Nguyên và 16,6% ở miền Trung. 

Ở Tây Nguyên, PB 260 tỏ ra nhiều ưu thế hơn PB 235 do tính chống chịu bệnh lá phấn trắng, được sử dụng làm đối chứng trong các khảo nghiệm chọn giống ưu tú cho trong vùng.  

Chuẩn bị kế hoạch, khai hoang và đất trồng

Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Khi đã có quy hoạch, cần nắm rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các khu không trồng được như: ao đầm, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi…

Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai phá trong mùa nắng để kịp trồng mùa mưa, khớp với việc sản xuất cây con, mắt ghép, tránh để đất trống, cỏ dại mọc lại, đất dễ bị xói mòn.

Bố trí các lô từ 2 đến 4ha (đồn điền nhỏ) hoặc 25 - 50ha, thậm chí 100ha (đồn điền lớn), có đường lô xung quanh rộng 3-4m thẳng góc với nhau và dẫn đến các đường trục lớn.

Thường phải xây dựng sớm đường sá, công trình chống xói mòn, trồng cây phủ đất sớm, trước mùa mưa. Chừa lại nuôi dưỡng hoặc trồng các băng rừng chống gió (nếu ở vùng có gió to), cố gắng thẳng góc với hướng gió chính, có cả cây cao, cây thấp. 

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su

Trồng cao su ra lô

Khoảng cách và mật độ trồng

Mật độ trồng thường là 500-550 cây /ha (sau khi đốn tỉa, loại bớt, còn 450 cây), bố trí theo khoảng cách: 6x3m (555 cây/ha); 6x3,5m (476 cây/ha); 7 x 2,5m (571 cây/ha); 7 x 2,8m (510 cây/ha); 6,7 x 2,7m (544 cây/ha).

Trên đất tốt, nếu cây phát triển mạnh thì trồng thưa, trên đất xấu thì trồng dày. Có nhiều cách bố trí theo ô vuông, chữ nhật, tam giác đều, nanh sấu…; trong đó cách nanh sấu (6 x 3m) là thích hợp nhất vì sự phân phối trong không gian rất đều. 

Trồng ở đất dốc

Khi đất dốc hơn 8% (khoảng 5 độ), nhất thiết phải thực hiện các công trình chống xói mòn vì vùng trồng cao su thường có nhiều mưa. Từ 8 đến 20% (tức là từ 5 độ đến 12 độ), cần phải trồng theo đường đồng mức; trên 20% (tức trên 12 độ dốc), phải làm bậc thang theo đường đồng mức để trồng.

Trên đất dốc, nhằm cản trở dòng chảy, mọi công trình (cắm hàng cây, trồng cây phủ đất, làm đường đào mương, đắp bờ…) đều phải thiết kế theo đường đồng mức và phải thực hiện ngay sau khi đã dọn đất xong. Cứ độ chênh mặt đất lên xuống 1m thì đào một mương sâu 40cm, đắp một bờ cao 40cm ở dưới theo đường đồng mức, song song với các hàng cao su. Mương thường là “mù”, nghĩa là từng đoạn ngắn 2m, sẽ thu giữ nước và đất màu bị trôi theo dòng nước, hàng năm vét đất màu đó rải lên mặt tầng.

ở miền Nam, lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, lại mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10), có những tháng dồn dập nhiều cơn mưa tầm tã, mỗi năm có hàng trăm tấn đất màu bị cuốn trôi khiến cây cao su có thể bị trốc gốc. Vì vậy, dù phải tốn kém nhiều, chúng ta cũng không được coi nhẹ công tác chống xói mòn, bảo vệ đất. 

Đổi mặt cạo

Cạo hết một mặt thì đổi mặt cạo, tức là chuyển sang cạo vỏ mới ở nơi khác.

Cách đổi như sau:

- Mặt cạo đầu tiên có miệng dưới 60cm trên mối ghép (cây ghép) hoặc trên mặt đất (cây trồng hạt).

- Mặt cạo thứ hai sẽ mở 2 năm sau, ở nửa thân bên kia và miệng dưới ở 80cm trên mối ghép hoặc trên mặt đất.

- Mặt cạo thứ ba sẽ mở 3 năm sau nữa, trên nửa thân đã có đường cạo đầu tiên, miệng dưới cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc 1,05m trên mặt đất (cây trồng hạt).

Khi đổi mặt cạo, dùng rập để mở đường cạo mới. Trên lý thuyết thì các mặt cạo được cạo xong cùng một lúc, nhưng thực tế có xê dịch một số lần cạo. Chú ý cắm máng xối, treo chén hứng mủ hơi thấp để đỡ phải di chuyển nhiều lần, gây vết thương ở vỏ. 

Kích thích chảy mủ

Sản lượng mủ cao su thu hoạch phụ thuộc vào sự tái sinh mủ, sự kéo dài dòng chảy của mủ và sự chậm bít mạch mủ ở miệng cạo. Gần đây, người ta đã phát hiện ra nhiều cách kích thích chảy mủ như sử dụng dầu mỡ, gây chấn thương cơ học hay hoá học hoặc sử dụng ôc-xin và hoóc-môn thực vật. Đây là cách làm được dùng nhiều nhất. Các chất kích thích chảy mủ làm chậm quá trình bít mạch mủ ở miệng cạo (mủ chậm đông thành nút), có hiệu lực kéo dài sự chảy mủ thông qua sự có mặt của êtylen (C2H4). Sự có mặt ấy xảy ra bằng 2 cách:

- Các chất như AIA (axit inđôn âxêtic), AIB (axit inđôn -butyric), 2,4-D (axit dicloro phênexy axêtic), ANA (axit naphtalen axetic) … kích thích mô của cây cao su tự sản xuất ra êtylen.

- Ethrel chứa hoạt chất Ethephon (axít dicloro-êtyl-phốtphêric) khi tiếp xúc với mô của cây (môi trường bazơ) thì phân tích và giải phóng êtylen của mình ra.

Tuỳ theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng mủ bằng thuốc kích thích biến thiên từ 25 đến 100%. Nhưng khi kích thích quá mạnh hoặc với nồng độ hoạt chất quá cao trong thời gian dài thì ngoài sự tăng sản lượng còn có nhiều phản ứng bất lợi như: vỏ tái sinh bị hư hỏng, nổi u, nổi bướu, cây bị suy yếu, kiệt sức, sự sinh trưởng bị kìm hãm, bệnh khô miệng cạo xuất hiện trầm trọng. Vì vậy, đi đôi với sự kích thích, người ta còn giảm cường độ cạo (rút ngắn miệng cạo, bớt nhịp độ cạo), chuyển mục đích cũ của việc kích thích là tăng sản lượng sang mục đích mới là tăng năng suất lao động của người cạo mủ, duy trì được sản lượng hay tăng một ít trong khi giảm cường độ cạo.

Cụ thể, dùng Ethrel nồng độ 2,5-5% (ký hiệu ET), liều lượng 50-100mg hoạt chất/cây/lần, 3-4 lần/năm.

Một nguyên tắc là kích thích phải đi đôi với giảm cường độ cạo. Có 3 cách bôi kích thích:

Ngay dưới miệng cạo, sau khi nạo vỏ.

Ngay vào mặt cạo, phía trên miệng cạo.

Ngay trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây trên miệng cạo.

Chế độ cạo

Toàn bộ kỹ thuật cạo, kể cả kích thích nói trên, gọi là chế độ cạo.

Các chế độ cạo thường dùng như sau:

- Cạo nửa vòng xoắn, ngày cạo, ngày nghỉ, 150 lần/năm: Hao dăm nhiều, khoảng 20 - 25cm/năm; được dùng nhiều ở các nước Đông Nam Á, nhất là Malaysia.

- Cạo toàn vòng xoắn, 3 - 4 ngày/lần, tức là 2 lần /tuần và nghỉ ngày chủ nhật; 90 lần/năm; đang dùng ở nước ta đối với các cây già.

- Cạo toàn vòng xoắn, hai tuần cạo 3 lần; 70 lần/năm; ít hao dăm, ít tốn công cạo.

- Cạo nửa vòng xoắn, mỗi tuần 2 lần, có kích thích với Etharel, nồng độ 5%, 90 lần cạo/năm, hao dăm 15cm/năm. Mở miệng cạo ở độ cao 1,2m, năm thứ nhất cạo một nửa miệng cạo này, 5 tháng sau trên nửa miệng cạo kia. Một năm nghỉ cạo 2 tháng. Chế độ cạo này có lợi ích sau:

- Cạo 13-14 năm mới hết mặt cạo; khi trở lại vỏ đã tái sinh tốt.

- Không phải cạo xuống thấp.

- Sản lượng được giữ vững trong thời gian dài.

Hiện nay, cây cao su ở nước ta thường cạo theo chế độ sau:

- Cây trung niên, không kích thích cạo nửa vòng xoắn từ trên xuống, 2 lần/tuần, 11 tháng trong năm cộng với cạo ngược, 2 tuần một lần vào 3 tháng cuối năm.

- Đối với cây già khai thác mạnh hơn: 2 tháng/lần. 

Cạo úp có kiểm soát

Cạo úp là kiểu cạo mủ di dần lên trên, khác với cạo ngửa, cạo dần dần xuống dưới gốc cây cao su. Lịch sử cạo úp được ghi nhận từ đầu thế kỷ 20 (Wright, 1992) và cạo úp nửa miệng cạo (1/2S) hoặc nguyên miệng cạo (S) trên lớp vỏ cạo bên trên. 

Cạo úp trở nên phổ biến rộng rãi trong giai đoạn thế chiến thứ II do lúc này yêu cầu về cao su tăng lên và khai thác mủ cao su cần áp dụng biện pháp cạo 2 miệng. Tuy nhiên, sản lượng mủ thu tăng lên theo kiểu cạo 2 miệng úp ngữa không thể duy trì lâu dài được, và thời điểm này cạo miệng ngửa và miệng úp chỉ với một con dao cạo, thiếu dao cạo chuyên dùng cho cạo úp là một trong những lý do chính làm cho cạo úp không phát huy được hiệu quả, cạo úp gây ra trên vỏ cạo những vết thương trầm trọng, mủ chảy tràn lan trên bề mặt cạo, mức hao dăm cạo khá nhiều và độ dốc miệng cạo úp dần dần mất sự kiểm soát, và hậu quả là sau một thời gian cây cao su cạo úp bị khô miệng cạo úp dần dần mất sự kiểm soát, và hậu quả là sau một thời gian cây cao su cạo úp bị khô miệng cạo, sản lượng mủ giảm dần. Thiếu dao cạo chuyên dùng cạo úp, người công nhân cạo mủ dễ bị mỏi cơ, tư thế cạo thiếu hoàn chỉnh và họ cảm thấy không mặn mà gì lắm với việc cạo úp.

Sau này, để khai thác mặt cạo cao lâu dài, người ta đã áp dụng cạo xuống ½ V bên trên miệng ngửa từ 1m hay hơn 1m dùng thang để leo lên cạo, phương pháp này còn có tên gọi là “cạo thang”. Tuy nhiên cách này sẽ làm sản lượng mủ giảm dần, nhất là khi cạo áp sát tới vùng vỏ tái sinh. Từ chỗ cạo thang khá vất vả và tốn nhiều thời gian, tăng chi phí sản xuất, chưa kể dễ gây tai nạn cho công nhân cạo do bị trượt té từ trên xuống, vào giữa những năm 1970, ở Malaysia đã có đề xuất một chế độ cạo úp có tên là cạo úp có kiểm soát (Control Upward Tapping : CUT) (P’Ng at al..,1976).

Sử dụng dao cạo cải tiến chuyên dùng cho cạo úp mà không cần dùng thang, có thể cạo úp đến 8 năm mà không gây ảnh hưởng đến sản lượng mủ. 

Cạo úp có kiểm soát được thực hiện trên vỏ cạo nguyên sinh bên trên miệng cạo ngửa, và thường được tiến hành trong các trường hợp sau :

- Năng suất mủ thu thấp từ mặt cạo tái sinh.  

- Vỏ cạo tái sinh bên dưới bị u nần, bị bệnh, khô mủ, độ dày vỏ chưa đạt yêu cầu khai thác.

- Thời gian cạo hết vỏ nguyên sinh bên dưới quá sớm.  

- Rút ngắn thời gian khai thác mủ cao su. 

Dao cạo chuyên dùng cho cạo úp có kiểm soát có tiết diện hình chữ V, mũi dao nhọn, tạo cho miệng cạo có lòng máng để mủ dính dạo theo miệng cạo, giảm tối thiểu mủ chảy lan, dao được gắn với một cán dao nghiêng một góc 30o, để người công nhân cạo có thể dứng gần cây khi cạo mủ, không phải giơ tay lên khỏi vai, tránh mỏi tay và uể oải cơ thể sau khi cạo, ngoài ra còn có thể kiểm soát được đường cạo, độ dốc miệng cạo, cạo dăm cạo đồng đều hơn, ít gây phạm vào tượng tầng.

Do mũi dao tạo với sống dao một góc 600 nên chiều dài miệng cạo được bảo đảm hơn, không bị cạo vượt, dao cạo càng bén, cạo càng nhanh càng dễ. Dao thường được mài bén má trong hoặc má ngoài, cán dao bằng gỗ hoặc bằng thép, dài khoảng 1,2m. Khi miệng cạo úp lên trên cao hơn, cán dao có thể được làm dài hơn cho phù hợp, trọng lượng dao nếu nhẹ khoảng 750g và nặng khoảng 900g. Khi dùng dao nhẹ, lúc cạo đòi hỏi dùng nhiều lực hơn, nhưng thường ít hao dăm cạo. Loại này thích hợp cho người mới bắt đầu cạo úp. Còn dao nặng thì thích hợp cho người có tay nghề cạo khá trở lên, vì đòi hỏi ít sức hơn nhưng mức độ hao dăm cạo hơi cao hơn và loại dao này tương đối thích hợp cho các cây già, có vỏ dày.

Với cạo úp có kiểm soát nên bắt đầu trên lớp vỏ nguyên sinh ở mặt cạo cao, ngay bên trên lớp vỏ tái sinh của mặt cạo ngửa. Tốt nhất trên bảng cạo đối diện với bảng cạo đang cạo ngửa. Độ dốc miệng cạo úp so với trục ngang là 450. Có thể thiết kế miệng cạo úp ½ S hay ¼ S. Những nhát cạo đầu tiên được cạo xuống với dao cạo bình thường để tạo một khoảng cách tương đương với bề rộng của bản dao cạo úp chuyên dùng (khoảng 1,5 cm). Đây xem như là một miệng cạo hỗ trợ, sau đó sẽ tiến hành cạo úp, hướng miệng cạo úp từ đầu miệng cạo trước lần ra phía sau lên trên (đầu miệng cạo bên phải ở dưới thấp và đầu miệng cạo bên trái ở trên cao). Cạo úp ¼ S dễ kiểm soát hơn, hạn chế cạo phạm, ít hao vỏ cạo và giảm nhiều mủ chảy lan ra mặt cạo. 

Trong cạo úp có kiểm soát cần chú trọng đến kỹ thuật cạo, cạo sát thương cây dễ làm mủ chảy leo, độ sâu cạp nên khống chế từ 0,5 - 1,0 mm cách tượng tầng là tốt nhất.

Nên khống chế và đánh dấu mức hao dăm cạo theo từng tháng, từng quý cho các cây cạo úp có kiểm soát, thường mức hao dăm cạo thay đổi theo độ cao miệng cạo và tuổi của vỏ cây. Khi mới bắt đầu cạo úp có kiểm soát, độ cao miệng cạo còn trong tầm kiểm soát và mủ cây có thể bóc bằng tay, mức hao dăm có thể quy hoạch khoảng 2,5cm/tháng (Vijayakumar, 191). Tuy nhiên khi miệng cạo ở mức cao hơn, do cạo không bóc được mủ dây, mức hao dăm có thể từ 3-4 cm/tháng. 

Khi tăng chiều dài miệng cạo, năng suất mủ/ha/lần cạo sẽ tăng lên, thế nhưng có sử dụng chất kích thích như ethephon thì không cần phải kéo dài chiều dài miệng cạo, mà vẫn giữ ¼ S  là đủ. Thường sử dụng kích thích với ethephon 5%, bôi hàng tháng theo cách bôi La (Lace application) là có hiệu quả. Vị trí bảng cạo úp đầu tiên và tiếp sau đó tùy thuộc vào vị trí bảng cạo và miệng cạo ngữa bên dưới.

Để việc cạo úp có kiểm soát có hiệu quả, cách di chuyển của người công nhân cạo khi cạo úp rất quan trọng. Khi bắt đầu vào cạo, sẽ cạo từ đầu dưới miệng cạo phía trước và cạo lên vòng ra phía sau, vì vậy người công nhân cạo phải tạo tư thế khởi động giang hai chân ra khoảng 60cm để tạo cân bằng trọng lượng cơ thể mình, khi tiến hàng cạo do chân phải di chuyển xen kẽ, trọng lượng cơ thể sẽ đặt vào chân này đến chân kia, trong lúc cạo, nên giữ cán dao sát vào thân và cánh tay trái đứng bao giờ giơ lên khỏi bờ vai. Tay phải cầm dao cạo và tay trái điều khiển hướng dao cạo theo đường cạo thiết kế. Khi miệng cạo ở trên cao, để cạo dễ dàng, bàn tay trái và tay phải điều khiển cán dao để cạo nhấp dần lên. Để triển khai việc cạo úp có kiểm soát đạt hiệu quả, cần tổ chức tập huấn cho công nhân cạo về kỹ thuật cạo úp và cách sử dụng dao cạo úp ít nhất là một tuần. 

Chiều dài miệng cạo úp có kiểm soát tùy thuộc thời gian bố trí cạo úp, nếu cạo theo nhịp độ cạo d/3 và miệng cạo ½ S thì thời gian để hoàn tất một bẳng cạo khoảng 2 năm, và nếu cạo 1/3 S thì có thể đến 5-6 năm, cạo ¼ S thời gian sẽ nhiều hơn nữa.

Chế độ cạo úp có kiểm soát hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam tương đối có hiệu quả là cạo theo chế độ 1/4S ­ d/3 8m/12. ET 2,5% 6/y cho cây có tuổi cạo cạo từ năm thứ 5-6 trở đi và thời gian cạo úp có kiểm soát như thế khoảng 12 năm (mỗi bảng cạo 3 năm). 

Một số kết quả thí nghiệm ở Ấn Độ cho thấy, kết hợp cạo úp có kiểm soát ¼ S ­cùng lúc với cạo ngửa bình thường trên vỏ tái sinh, sản lượng mủ thu tăng lên khoảng 150% so với cạo ngửa bình thường.

nhanong.com.vn
In trang Quay lại Lên trên

Nội dung khác

  Nâng năng suất tôm sú, tôm thẻ chân trắng(5/28/2018 12:00:00 AM)
  Nuôi tôm an toàn, bền vững(5/28/2018 12:00:00 AM)
  Giống lúa lai ba dòng LY 2099(5/28/2018 12:00:00 AM)
  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.695.121 - Fax: (84.064) 3.695.121
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu