TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346540
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật nuôi thỏ
04/06/2012

Thỏ là loại động vật gậm nhấm có khả năng sinh sản nhanh lại dễ nuôi, không tranh chấp lương thực với người, có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá cây tự nhiên. Vốn đầu tư phát triển chăn nuôi thỏ thấp (kể cả giống, chuồng trại, thức ăn dễ kiếm, có thể tận dụng lao động Thỏ là loại động vật gậm nhấm có khả năng sinh sản nhanh lại dễ nuôi, không tranh chấp lương thực với người, có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá cây tự nhiên. Vốn đầu tư phát triển chăn nuôi thỏ thấp (kể cả giống, chuồng trại, thức ăn dễ kiếm, có thể tận dụng lao động phụ). Thịt thỏ vừa có giá trị kinh tế cao lại dễ hấp thu; Thị trường tiêu thụ thịt thỏ trong tỉnh ta rất lớn, hiện nay cung không đủ cầu. Kỹ thuật nuôi đơn giản, bao gồm kỹ thuật sau: 1. Kỹ thuật làm chuồng trại: Chuồng thỏ có thể làm nhiều ô, mỗi ô có kích thước dài 90cm, rộng 60cm và cao 45cm; Mỗi ô có một cửa để đưa thỏ vào; Đáy mỗi ô phải nhẵn, phẳng và có lỗ hoặc khe hở để thoát phân; Mỗi ô nhốt 1 thỏ giống sinh sản hoặc 2 thỏ hậu bị hoặc 5 - 6 thỏ sau cai sữa; Chuồng để cách mặt nền khoảng 45 - 50cm; Vật liệu làm chuồng thường bằng tre, gỗ, lưới thép. Trong mỗi ô chuồng cần bố trí chỗ để một giá thức ăn xanh, máng để thức ăn tinh và máng đựng nước uống sao cho mỗi khi thỏ lấy thức ăn hoặc nước uống không bị đổ nước hoặc vãi thức ăn ra ngoài vừa lãng phí vừa dễ bị nấm mốc phát triển 2. Giống thỏ: một số giống thỏ thường nuôi trong nước và trong tỉnh ta gồm: - Thỏ xám và thỏ đen: được Trung tâm nghiên cứ Dê - Thỏ Sơn Tây chọn lọc và nhân giống thuần, trọng lượng trung bình từ 3,8 - 4,5 kg, thường có mầu lông đen tuyền hoặc xám, mắt đen, tai và đầu hơi nhỏ hơn các loại thỏ khác, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 50%. - Thỏ dé: đa dạng về mầu lông: khoang trắng đen, vàng, xám, đầu to, tai dài, bụng to, chân dài; Trọng lượng từ 2,5 - 3,5kg/con, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 46% - Thỏ New - Zealand: là giống thỏ tầm trung, có mầu lông trắng tuyền, mắt hồng, đầu nhỏ, tai ngắn, chân nhỏ, trọng lượng trung bình từ 3,5 - 4,5kg/con; Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 55%, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của nước ta nói chung, tỉnh ta đã nuôi tại Sông Mã, Thành phố Sơn La và một số nơi cũng cho thấy khả năng thích nghi cao và phát triển nhanh. Chọn thỏ đực và thỏ cái làm giống trên cơ sở đặc điểm điển hình về giống, chọn lúc 3 tháng tuổi và nuôi riêng từng con vào từng ngăn chuồng để theo dõi, chọn những con có ngoại hình cân đối, nhanh nhẹn, không quá béo hoặc quá gầy. Tỷ lệ đực/cái vào khoảng 1 con đực/2 - 10 con cái; Khi thỏ đạt 5 - 6 tháng tuổi có thể cho phối giống lần đầu, nên cho phối giống vào sáng sớm và cho phối kép lần 2 sau lần thứ nhất 6 giờ, bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực. Thời gian chửa của thỏ là 30 ngày. Thỏ thường đẻ vào ban đêm, mỗi lứa đẻ từ 5 - 10 con. Trước khi đẻ thỏ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, người chăn nuôi nên lấy giẻ sạch, cỏ khô, mềm làm ổ cho thỏ; Sau khi thỏ mẹ đẻ con khoảng 3 - 4 ngày là nó động dục trở lại, người chăn nuôi cần cho phối giống lứa mới. 3.Thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng: *Thức ăn cho thỏ gồm thức ăn xanh, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung: Thức ăn xanh gồm các sản phẩm của cây trồng, cỏ tự nhiên, lá tự nhiên, thỏ thích ăn lá sắn dây ngoài rừng, cỏ voi, VA 06 …; Thức ăn tinh gồm: các loại hạt ngũ cốc, khoai, sắn khô và các phụ phẩm nông nghiệp; Thức ăn bổ sung gồm các loại Prêmix khoáng, vitamin, các loại cám viên giầu đạm (nhiều hộ chăn nuôi ở bản Bó phường Chiềng An, tổ 11 phường Chiềng Lề - Thành phố Sơn La cho ăn bổ sung cám viên có tỷ lệ đạm từ 18 - 21% : *Khẩu phần ăn của thỏ 1 ngày đêm như sau: Loại thỏ Thức ăn tinh hồn hợp (gam/con/ngày) Thức ăn thô, xanh các loại (gam/con/ngày) Thức ăn bổ sung Prêmix khoáng, vitamin 0,5 - 1kg 5 - 14 60 - 140 1% thức ăn tinh: 1 - 2 kg 15 - 30 150 - 300 1% thức ăn tinh 2 - 3 kg 30 - 40 300 - 400 1% thức ăn tinh Hậu bị giống 45 450 - 500 1,5% thức ăn tinh Chửa, nuôi con 45 450 - 500 1,5% thức ăn tinh và 50 gam cám hỗn hợp có 18 - 21% đạm * Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho thỏ ăn nhiều bữa trong ngày, không cho ăn thức ăn tinh đã ôi, thiu, mốc, thức ăn xanh cần rửa sạch, để ráo hết nước mới cho vào máng ăn. Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, không để nước uống vãi ra ngoài. Đối với thỏ chuẩn bị đẻ, thỏ nuôi con ngoài việc cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo bảng trên còn cần bổ sung nước đường và vitamin A, D, E và C để thỏ mẹ đủ dinh dưỡng cho cơ thể nó, nuôi con và phát triển bào thai cho lứa mới. 4. Phòng, trị bệnh cho thỏ: Một số bệnh thường gặp ở thỏ: Thỏ thường mắc bệnh cầu trùng, tiêu chẩy, ký sinh trùng ngoài da … * Bệnh cầu trùng: Biểu hiện chính là thỏ đi ngoài, bệnh nhẹ thì thấy phân màu cà phê, bệnh nặng thì ra phân có lẫn máu hoặc ra máu tươi, con vật chết nhanh, khi mổ khám bệnh tích thấy phần ruột “ thừa” sưng to, có máu tụ. Trị bệnh cầu trùng bằng thuốc đặc trị: Co * Bệnh tiêu chẩy: Biểu hiện chính là thỏ đi ngoài ra phân hôi, nhão, lỏng dần, phân dính bết vào hậu môn, lông đuôi: Điều trị bằng thuốc đặc trị là Colítop - EBS3 trộn vào thức ăn hoặc nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. * Bệnh ký sinh trùng ngoài da: ghẻ, rận, rệp … Biểu hiện chính là thỏ ngứa, rụng lông, chận trước gãi, chân sau đạp hoặc rọ vào thành chuồng; Điều trị: Dùng thuốc đặc trị là Butômêc.

BSTY: Nguyễn Quốc Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu