TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346936
  TÀI LIỆU KHCN

  Hà Giang: Thu nhập trên 350 triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi ong
16/07/2019

Đó là nghề nuôi ong du mục của anh Ngũ Minh Lượng thôn Nặm Tuộc, xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Do xuất phát từ niềm đam mê với nghề nuôi ong lấy mật, trong những năm qua, anh Lượng đã phát triển và duy trì đàn ong từ 180 – 230 tổ. Điều đặc biệt là anh Lượng nuôi ong theo kiểu du mục. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn, trên địa bàn của tỉnh Hà Giang có nhiều loài hoa, từ hoa của các loài cây ăn quả,  cây dược liệu cho đến hoa của các loài cây mọc hoang dã trong tự nhiên… Những loài hoa này nở vào các thời vụ khác nhau nên anh Lượng đã sắm sẵn chiếc xe tải chuyên dụng để vận chuyển đàn ong đến những vùng có hoa nở theo các mùa vụ trong năm.

Theo anh Lượng, nghề nuôi ong du mục vất vả hơn nhiều so với nuôi ong tại chỗ, nhưng bù lại sẽ cho nguồn phấn hoa phong phú, sản lượng mật cao, chất lượng mật cũng tốt hơn và bán được giá cao hơn. Người nuôi ong ngoài hiểu biết về kỹ thuật nuôi ong và khai thác mật thì cần phải có kỹ thuật di chuyển đàn ong để ong không bị “sốc” và bốc bay do điều kiện sống thay đổi. Bên cạnh đó, người nuôi ong du mục cũng cần phải có kiến thức bảo quản mật ong sau để đảm bảo chất lượng mật tốt nhất do điều kiện tự nhiên thay đổi trong quá trình di chuyển. Sau khi di chuyển đàn ong đến địa điểm mới từ 1 đến 2 ngày, cần phải kiểm tra đàn ong xem có biểu hiện bất thường gì để có biện pháp kỹ thuật thích hợp, giúp ong nhanh thích nghi và có thể khai thác phấn hoa ngay tại những địa điểm mới.

Anh Ngũ Minh Lượng đang kiểm tra đàn ong của gia đình

 

Được biết, trong một năm, anh Lượng di chuyển đàn ong của mình đến nhiều vùng trong tỉnh. Vào đầu vụ Vuân, cây cam quýt, vải nở hoa, anh Lượng thường di chuyển đàn ong đến các vườn cam, vải có diện tích lớn của các hộ quen biết trong vùng. Đến vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8) là thời điểm hoa thảo quả nở thì cũng là thời gian anh Lượng di chuyển đàn ong của gia đình lên các khu rừng trồng thảo quả. Do cùng thống nhất với chủ rừng nên công việc này mang lại lợi ích cả đôi bên, người nuôi ong khai thác được phấn hoa còn chủ rừng có người trông coi thảo quả. Từ tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm nở hoa của cây bạc hà mọc hoang dã trong tự nhiên tại 4 huyện cao nguyên đá Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ nên anh Lượng di chuyển đàn ong tới vùng này để khai thác nguồn phấn hoa cây bạc hà.

Khi hỏi về thu nhập, anh Lượng cho biết, do nuôi ong du mục nên sản lượng mật lớn hơn và chất lượng mật ong cũng tốt hơn nên thường bán được giá cao. Trong một năm, tổng thu nhập từ mật ong được khoảng 600 triệu; sau khi trừ các khoản chi phí và trả công lao động (do phải thuê từ 2 - 3 lao động), còn lãi trên 350 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi ong du mục của anh Ngũ Minh Lượng là một trong những mô hình phát triển kinh tế thành công của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trong những năm qua.

 

Phạm Văn Phú, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu