TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347134
  TÀI LIỆU KHCN

  Trồng lan với niềm đam mê
20/07/2019

Trước khi đến với nghề trồng lan, chị Nguyễn Thị Thanh Dung - chủ vườn lan Thanh Dung (ấp Bầu Tròn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ là một nhân viên văn phòng, không một chút “vốn liếng” về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan.

Là một người yêu hoa và thích làm nông nghiệp nên dần dần chị đã bị thu hút với vẻ đẹp thanh tao của từng nhánh lan. Niềm đam mê đó đã thôi thúc chị tìm hiểu về lan, về nhu cầu, thị trường hoa lan tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Qua tìm hiểu, chị biết hoa lan là một trong những loại hoa có thị trường lớn và giúp người trồng có thể tạo công ăn việc làm ổn định. Thế là chị đã bỏ nghề văn phòng để đến với hành trình trồng lan.

Trước khi mở vườn lan diện tích 7.000 m2 vào năm 2010, chị Dung đã đi học hỏi kinh nghiệm từ những vườn lan đi trước, từ tài liệu sách báo và từ các cán bộ khuyến nông, cán bọ Hội Nông dân địa phương. Chị cũng tích cực tham gia các buổi hội thảo, lượng giá mô hình trồng lan. Chị chia sẻ, thời gian ấy, phong trào trồng hoa lan cắt cành được nhiều hộ dân ở Củ Chi đầu tư phát triển. “Được biết, Củ Chi khi ấy và hiện nay luôn được xem là thiên đường của những cánh đồng hoa lan với đủ hương hoa, màu sắc, nên với những hộ mới ra nghề như tôi, nếu đầu tư ở đây sẽ được nhiều “bậc tiền bối” đi trước chỉ dẫn”.

Từ những lời chị kể, được biết vườn lan Thanh Dung ra đời với những chủng loại chính là Dendrobium Sonia White và Dendrobium Sonia Earsakul để cung cấp lan chậu và cắt cành cho thị trường. Không dừng lại ở việc bán lan cắt cành và bán chậu cho khách hàng ở TP.HCM mà chị còn cung cấp cho các shop hoa, đại lý chuyên cung cấp hoa bán lẻ và các tỉnh như: Tây Ninh, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Đồng Nai,… Ngoài ra, chị còn mua bán giống lan cho những ai có nhu cầu. Hiện diện tích vườn lan của chị đã được mở rộng quy mô với diện tích khoảng 15.000 m2 và có nhiều giống lan phong phú, đa dạng nhằm tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu khách hàng, như: Lan Dendrobium nắng với màu sắc nổi bật, đẹp, có giá trị kinh tế cao; Lan cẩm cù (Hoya carnosa), còn được gọi là: lan cầu lông, lan sáp, lan anh đào, lan câu,… là một trong những loài hoa lan tuyệt đẹp có lá và hoa rất lạ, màu thanh nhã lại có hương thơm nên rất được mọi người yêu thích…

Đặc biệt, vườn lan của chị cũng đã mạnh dạn đầu tư trồng lan từ chai mô (được nhập khẩu từ Thái Lan) đến cây trưởng thành để có thể chăm sóc cây cho ra hoa đẹp, đặc sắc. “Điều này, sẽ giúp vườn lan có thể dần dần chủ động được nguồn giống và chủ động được quá trình sản xuất. Thời gian tới, vườn lan Thanh Dung sẽ đầu tư phòng mô riêng. Đây cũng chính là mục tiêu của vườn lan trong thời gian tới bởi trong bối cảnh ngành nông nghiệp nói chung và TP.HCM nói riêng đang chịu áp lực của xu hướng đô thị hóa ngày càng rõ rệt thì những mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp mang tính chủ động như trên về cây giống, thời gian sản xuất, sẽ thực sự mang lại hướng đi mới cho nông dân” - chị cho biết.

Với niềm đam mê đã giúp vườn lan Thanh Dung có được những kỹ thuật riêng, những cách làm mới, để mỗi năm doanh thu đạt khoảng 01 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi được 300 triệu đồng/năm. Vườn lan của chị đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam chứng nhận mô hình lan đẹp. Năm 2014 vườn lan Thanh Dung đã vinh dự đón nhận Kỷ niệm chương Vì sự phát triển Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn Việt Nam. Tháng 4/2019 vừa qua, vườn lan Thanh Dung của chị còn tham gia Hội thi Thiết kế sân vườn  trong khuôn khổ Festival Hoa lan TP.HCM 2019 và đã đạt giải Khuyến khích với chủ đề “Đường về Nhà Bác”. Qua sản phẩm trưng bày của chị đã giúp nhiều khách tham quan tận mắt chiêm ngưỡng những nét đẹp mới về hoa lan trong thiết kế sân vườn. Ngoài ra, vườn lan của chị cũng là một trong những vườn lan tham gia các Hội chợ triển lãm nông nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam,…

Tác phẩm “Đường về Nhà Bác” của Vườn lan Thanh Phương tại Hội thi Thiết kế sân vườn trong  khuôn khổ Festival Hoa lan TP.HCM 2019

Trong cuộc trò chuyện, chị còn chia sẻ về những khó khăn, mong muốn của mình. “Vườn lan của mình được đặt trên vùng đất thép Củ Chi - là địa phương có điều kiện khí hậu phù hợp để phát triển cây lan. Khó khăn hiện nay của các vườn lan nói chung và Thanh Dung nói riêng là không chủ động được đầu ra sản phẩm cũng như cây giống. Vào mùa lễ, Tết, lan không đủ cung cấp cho khách hàng, còn ngược lại khi thời tiết thuận lợi lan ra hoa nhiều (không đúng mùa lễ, Tết) thì bị dội hàng. Mong các ban ngành liên quan nên có cách khắc phục, giúp các nhà vườn từng bước tránh khó khăn này, để cùng nhau phát triển ngành nghề trồng lan tại TP.HCM ngày càng bền vững, góp phần phát triển nền nông nghiệp Thành phố là một nền nông nghiệp đô thị phù hợp trong thời kỳ mới”.

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu