Khi mới bắt tay vào nuôi, do chưa có kiến thức nên ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và các khâu khác. Là người nhanh nhẹn, ham học hỏi cộng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, ông Bùi Văn Anh đã tự tìm hiểu qua tài liệu, các mô hình nuôi ong thành công, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các thành viên nuôi ong tại địa phương, cứ ở đâu nuôi ong là ông đến tìm hiểu, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong…
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, giờ đây ông đã nắm rõ về đặc tính của loài ong, từ cách xây tổ, bốc bay, chia đàn; ông cũng am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật; biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.
Ông Văn Anh chia sẻ, nuôi ong lấy mật không khó khăn, hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó.
Tận dụng lợi thế có vườn nhà rộng lại nhiều cây cối nên ông Văn Anh đã đặt các thùng nuôi ong tại đây. Việc nuôi ong ngoài thu được mật sạch ngoài tự nhiên, con ong còn giúp cây cối trong vườn thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả cao. Bên cạnh đó ông còn liên kết với các hộ khác trong địa phương có vườn cây ăn quả, tận dụng nguồn mật tự nhiên và tăng thu nhập cho các hộ liên kết làm cùng.
Gia đình ông Bùi Văn Anh đang khai thác mật
Chia sẻ về hiệu quả kinh tế khi nuôi ong lấy mật, ông Văn Anh nói: “Gia đình tôi sau 9 năm đã nhân được trên 500 đàn ong mật. Năm 2018 thu được trên 7.000 lít mật, với giá bán 150.000- 200.000 đồng/lít, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng. Dự kiến năm 2019 gia đình tôi cũng có thu nhập trên 1 tỷ đồng từ nghề nuôi ong này”.
Có thể nói việc nuôi ong ở miền núi Hòa Bình nói chung và huyện Kim Bôi, xã Vĩnh Tiến nói riêng ngày càng được mở rộng bởi
Với đặc điểm cây cối bạt ngàn, nguồn mật tự nhiên nhiều, là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi ong tại huyện Kim Bôi phát triển mạnh. Đây là hướng làm ăn có hiệu quả mà nhiều gia đình nông dân nơi đây có thể học tập làm theo.