TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346603
  TÀI LIỆU KHCN

  Quảng Ngãi: Triển khai các phương án ứng phó với khô hạn vụ Hè Thu 2020
05/06/2020

Theo nhận định thời tiết của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu vụ đến giữa vụ Hè Thu năm 2020 thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài; cuối vụ có khả năng xuất hiện mưa lớn, gió mạnh kèm theo lốc xoáy dễ gây đổ ngã cây lúa ở giai đoạn thu hoạch. Với diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các phương án ứng phó, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, lượng mưa từ đầu năm 2020 đến nay thấp hơn trung bình những năm trước, nên dung tích chứa hữu ích tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt trung bình 50 – 65%. Vì vậy khả năng thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất cao, đặc biệt là ở các huyện miền núi.

Để chủ động ứng phó với thời tiết khô hạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành văn bản “Hướng dẫn lịch thời vụ và các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa vụ Hè Thu 2020”; đồng thời chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai các phương án phòng chống khô hạn đạt hiệu quả

Anh Nguyễn Vân Trường ở xã Đức Tân, huyện Mô Đức cho biết: “Ngay sau khi nghe hướng dẫn lịch thời vụ Hè Thu năm nay sạ sớm hơn mọi năm. Vì vậy thời gian nghỉ giữa hai vụ sản xuất Đông Xuân và Hè Thu ngắn, chỉ khoảng 15 – 20 ngày, nên tôi tranh thủ cày lật phơi đất, để giảm bớt mầm bệnh, cỏ dại cũng như lúa lẫn”.

Cũng như anh Trường, nhiều nông dân trong tỉnh đang tập trung vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp bờ thửa để hạn chế chuột, cỏ dại, lúa lẫn và mầm bệnh, đồng thời khai thông dòng chảy lấy nước vào ruộng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gieo sạ. Được biết, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35 nghìn hécta lúa. 

Theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp, vụ lúa Hè Thu 2020 được triển khai sớm hơn 10 – 15 ngày so với cùng kỳ năm trước; lịch gieo sạ được bố trí làm 2 đợt. Đợt 1 bắt đầu gieo sạ từ ngày 10 – 25/5, đối với những diện tích sử dụng nước tưới từ các hồ chứa và kênh chính Nam, thuộc hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham. Đợt 2 bắt đầu xuống giống từ ngày 20 – 31/5, đối với những diện tích dùng nước tưới từ kênh chính Bắc. Vì vậy, các địa phương và đơn vị liên quan đã khẩn trương tổ chức nạo vét kênh mương, tu sửa bờ vùng, bờ thửa, hồ đập, trạm bơm... để đảm bảo việc dẫn nước. Đồng thời, các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp đã huy động nhân lực và máy móc, tập trung đẩy nhanh tiến độ cày đất để người dân xuống giống kịp thời vụ. 

Nông dân tranh thủ cày đất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ Hè Thu 2020

 

Cơ cấu giống lúa theo lịch thời vụ Hè Thu năm nay, tập trung ưu tiên sử dụng các giống lúa trung, ngắn ngày. Theo đó, các giống lúa chủ lực gồm: MT10, ĐH 815-6, OM6976, Hà Phát 3, TBR1... Giống bổ sung gồm: DT45, TBR279, Đài thơm 8, PC6, ĐT 100, ANS1... Giống triển vọng (cơ cấu dưới 10% diện tích của từng cánh đồng), gồm: Bắc Thịnh, QNg6, QNg11, QNg13, VNR20, HĐ 34, Sơn lâm 1.

Để thích ứng với tình hình nắng nóng và khô hạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện cùng chính quyền địa phương tập trung phổ biến và hướng dẫn nông dân triển khai các phương án sản xuất gắn với công tác chống hạn ngay từ đầu vụ, việc gieo sạ phải tuân thủ đúng cơ cấu giống và lịch thời vụ, gieo đồng loạt và tập trung. Các địa phương và đơn vị liên quan phải nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành các công trình thủy lợi, hồ chứa điều tiết nguồn nước tưới hợp lý, kịp thời theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, khuyến khích người dân áp dụng biện pháp tưới nước ướt khô xen kẽ. Cùng với đó là huy động người dân khẩn trương nạo vét kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa... cũng như tích cực triển khai các biện pháp phòng trừ dịch hại, nhất là chuột.

Để công tác phòng chống hạn có hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu các địa phương rà soát từng vùng, từng tiểu vùng, để bố trí diện tích sản xuất không vượt quá năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân vùng cuối kênh có nguy cơ thiếu nước cao nên chuyển đổi sang cây trồng cạn như: lạc, mè, bắp,... hoặc chuyển dịch mùa vụ gieo trồng trên những diện tích lúa không chủ động nước tưới để tránh thiệt hại do khô hạn gây ra.

Mạnh Hùng,Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu