TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347571
  TÀI LIỆU KHCN

  Quảng Bình: Tập trung phòng, chống dịch bệnh trên tôm
05/05/2020

Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến 27/4/2020 dịch bệnh trên tôm đã xảy ra tại 3 huyện, thị xã với tổng diện tích 28,114 ha. Trong đó có 25,814ha bị bệnh đốm trắng; 1,6ha bị hoại tử gan tụy cấp tính; 0,7 ha bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô.

 

Riêng tháng 4, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ở 47 ao nuôi của 34 hộ với tổng diện tích bị bệnh là 17,455 ha.

Tại huyện Quảng Ninh dịch bệnh đốm trắng xảy ra ở 37 ao nuôi của 26 hộ thuộc 2 xã Hàm Ninh, Võ Ninh với diện tích bị bệnh là 12,26 ha. Thị xã Ba Đồn  bệnh đốm trắng xảy ra ở 6 ao nuôi của 6 hộ thuộc 3 xã Quảng Phúc,Quảng Lộc, Quảng Tiên với diện tích bị bệnh là 2,895ha. Dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra ở 4 ao của 2 hộ thuộc 2 xã Hải Phú, Đồng Trạch (Huyện Bố Trạch) với diện tích bị bệnh là 2,3 ha,

Bà Cao Thị Hải – Trưởng phòng quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi – Thú y cho biết: Nguyên nhân của tình trạng tên là do một số hộ nuôi không tuân thủ theo theo khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Các hộ này thả trước khung lịch thời vụ nên khi gặp thời tiết giao mùa môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, đặc biệt từ ngày 22 - 26/3 xuất hiện mưa dông làm giảm sức đề kháng của tôm do đó dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi xuất hiện; một số hộ nuôi tôm tự ý xả nước, tự điều trị khi tôm chết nhiều mới khai báo nên làm dịch bệnh lây lan. Dự báo thời gian tới, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, do đó nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi tiếp tục phát sinh là rất cao. Tại các hộ có ao nuôi bị nhiễm bệnh, Chi cục đã tiến hành cấp phát hóa chất để xử lý các ao hồ nuôi nhiễm bệnh, tránh lây lan rộng qua các hồ nuôi khác.

Cần làm tốt công tác cải tạo ao, kiểm tra nguồn nước trước khi đưa tôm vào nuôi

 

Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2020.

Ngay khi có dịch bệnh trên tôm, các địa phương đã chủ động cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hướng dẫn người dân làm tốt công tác cải tạo ao nuôi; các cơ sở nuôi tôm cần phải có ao chứa/lắng để chủ động xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, những ao bị dịch bệnh không tiếp tục thả nuôi tôm mà nên chuyển sang nuôi đối tượng khác. Chăm sóc, quản lý đúng quy trình kỹ thuật đặc biệt là thời điểm giao mùa luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng, như: oxy hòa tan, pH, độ mặn, nhiệt độ nước; định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường; cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, tránh dư thừa.

Người nuôi tôm cũng cần lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tại các cơ sở giống có uy tín, tôm giống sạch bệnh (nên Test, kiểm tra phát hiện mầm bệnh ở tôm giống), thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với những diện tích chuẩn bị thả giống cần các địa phương cũng đã tuyên truyền khuyến cáo người nuôi tiếp tục rải vụ, thả giống với mật độ thưa, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra và phát hiện sớm dịch bệnh, chủ động khai báo sớm cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để khoanh vùng dập dịch đúng quy định; không được xả nước thải từ các ao nuôi bị bệnh ra môi trường chung làm lây lan dịch bệnh.

Chi cục Chăn nuôi – Thú y cùng với các địa phương phối hợp phát hiện sớm các ổ dịch bệnh, thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm để ngăn chặn, tránh để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Triển khai một số biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường vùng nuôi, giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết diễn biến bất thường,...  Chỉ đạo, phân công cán bộ địa bàn bám sát cơ sở tập trung khống chế dịch bệnh trên thủy sản nuôi, đặc biệt trên tôm nuôi. Phát hiện sớm, bao vây, khống chế dập tắt kịp thời, hiệu quả các ổ dịch bệnh ngay khi mới phát sinh, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã yêu cầu Chi cục Thủy sản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng, xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng thủy sản bố mẹ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ thời hạn cho sinh sản theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản…

Thùy Trang, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu