TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346810
  TÀI LIỆU KHCN

  Ninh Thuận dừng sản xuất hơn 15.000 ha vì thiếu nước tưới
30/04/2020

Trước dự báo về hiện ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính nghiêng về trong pha nóng trong khoảng 2 đến 3 tháng tới; đồng thời, trong tháng 5 tới tiếp tục ít mưa và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ nên tỉnh Ninh Thuận buộc phải thay đổi kế hoạch sản xuất để ứng phó với khô hạn.

 

Theo đó, ngay vụ Hè Thu 2020 này, Ninh Thuận buộc phải dừng sản xuất với diện tích 15.360 ha; trong đó có 10.837 ha lúa và 4.523 ha màu, chiếm hơn gấp đôi diện tích dừng sản xuất ở vụ Đông Xuân 2019-2020 (hơn 7.500 ha).

Ông Lưu Anh Tuấn, Phòng quản lý nước và công trình (Công ty TNHH Một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận) cho biết, tính đến ngày 29/4, tổng lượng nước ở 21 hồ chứa của tỉnh Ninh Thuận chỉ còn 29,87/194,49 triệu m3, chiếm hơn 15% dung tích thiết kế; trong đó, có 15 hồ chứa lượng nước chỉ còn dưới 1 triệu m3, có hồ đã trơ đáy.

Trong khi đó, lượng nước của hồ Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) xả qua hệ thống nhà máy thủy điện Đa Nhim về Sông Cái Phan Rang phục vụ tưới tiêu vùng hạ lưu tại Ninh Thuận chỉ còn 67,66/165 triệu m3, chiếm 41% dung tích thiết kế. Hiện nay, lưu lượng nước vào hồ chỉ đạt hơn 3,8 m3/s, trong khi lưu lượng xả hơn 10 m3/s nên khả năng thiếu hụt lượng nước xả phục vụ lâu dài là khó tránh khỏi.  

Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trước khó khăn về nguồn nước tưới, ngành nông nghiệp tỉnh đã rất cẩn trọng, tính toán chi tiết để sản xuất vụ Hè Thu thật phù hợp, tránh để xảy ra tình trạng gieo cấy tràn lan dẫn đến hệ lụy thất bại mùa vụ.

Trên cơ sở đó, vụ Hè Thu này Ninh Thuận chỉ gieo trồng với diện tích khoảng 17.159 ha; trong đó, chỉ gieo cấy lúa với diện tích hơn 2.400 ha, rau màu gần 14.700 ha và thủy sản hơn 19 ha. Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận buộc dừng sản xuất lúa tại khu vực tưới của 21 hồ chứa trong tỉnh, chỉ bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống đập dâng Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do địa phương quản lý.

Ông Phạm Dũng cho biết thêm, ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích người dân khẩn trương thu hoạch lúa Đông Xuân để đổ ải, làm đất và kịp bước vào sản xuất vụ Hè Thu đúng thời vụ; không để tình trạng trên một xứ đồng lại có nhiều trà lúa khác nhau, vừa không đảm bảo nước tưới, vừa không đạt năng suất.

Dự kiến lịch xuống giống đợt 1 của tỉnh từ ngày 1-20/5 đối với kênh chính Tây, kênh chính Đông thuộc hệ thống đập dâng Sông Pha, huyện Ninh Sơn và đợt 2 từ ngày 16-31/5 đối với kênh chính Nam thuộc hệ thống đập Nha Trinh, huyện Ninh Phước và kênh chính Bắc thuộc hệ thống đập dâng Nha Trinh, huyện Ninh Sơn.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận đã có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Hè Thu với diện tích 320 ha tại những vùng có khả năng thiếu nước vào cuối vụ, vùng tưới bấp bênh, vùng cuối kênh khu vực tưới các trạm bơm sang cây trồng cạn, phù hợp với điều kiện từng vùng và nhu cầu thị trường như: rau đậu; bắp; cỏ chăn nuôi; cây ăn trái… để vừa tiết kiệm nước tưới, vừa tăng hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện hạn hán như: mô hình tưới nước tiết kiệm; mô hình xen canh, luân canh có hiệu quả; áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với một số cây trồng đặc thù của tỉnh như nho, táo….

Tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân, triển khai kế hoạch ứng phó với hạn hán và sản xuất vụ Hè Thu năm 2020 mới đây, ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xem công tác ứng phó với hạn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phải thực hiện gấp nhiều lần với công việc thật cụ thể, chi tiết, đảm bảo mục tiêu: “Không để người dân thiếu nước sinh hoạt, thiếu đói, phát sinh dịch bệnh do hạn hán; quản lý, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả; chăm sóc, bảo vệ và hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi”.

Hiện nay, nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở Ninh Thuận đa phần phụ thuộc vào lượng nước xả từ hồ Đơn Dương. Do đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam chỉ đạo ngành nông nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, lượng nước ở các hồ; đồng thời, khẩn trương phối hợp với Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận - Đa Mi thống nhất kế hoạch cấp nước từ nay đến cuối năm 2020 để phục nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh./.

Theo TTXVN
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu