TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347529
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Đưa internet về vùng sâu, vùng xa: Cần sự tham gia của cộng đồng
10/06/2013

Người dân ấp Bàu Hàm, (xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) vừa tham dự lớp “Tập huấn khai thác thông tin Khoa học Công nghệ (KHCN) cho đồng bào dân tộc Châu Ro và người dân vùng sâu-vùng xa” do Trung tâm tin học và Thông tin Khoa học - Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp với trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức. Những kiến thức khoa học công nghệ này đã mở ra một bước ngoặt mới, bởi từ đây bà con có thể ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

5943.zip
Người dân vùng sâu, vùng xa tích cực học cách khai thác mạng internet phục vụ sản xuất.

SỰ KIỆN “ĐẶC BIỆT” Ở VÙNG SÂU - VÙNG XA

Lớp “Tập huấn khai thác thông tin KHCN cho đồng bào dân tộc Châu Ro và người dân vùng sâu-vùng xa” được Trung tâm tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ tổ chức tại ấp Bàu Hàm (xã Tân Lâm) và tổ 20, ấp 5 (xã Hoà Bình). Bà con gọi đây là sự kiện “đặc biệt” vì từ trước đến nay, người dân nơi đây chưa bao giờ được cầm đến “con chuột” để học máy tính. Không để bà con đợi lâu, khi xe chở đoàn cán bộ của Sở Khoa học - Công nghệ và sinh viên trường Đại học Dầu khí Việt Nam vừa đến nơi tập huấn, máy tính được kết nối mạng 3G đã sẵn sàng. Quỹ thời gian không nhiều nên mỗi bạn sinh viên sẽ hướng dẫn cho một học viên là người dân tộc Châu Ro hay người dân địa phương ở đây theo tinh thần “cầm tay chỉ việc”. Ban đầu mới nhìn thấy máy tính, bà con ai cũng e dè vì họ chưa bao giờ được sờ tận tay vào máy vi tính chứ đừng nói gì là học cách sử dụng. Tuy nhiên, được sự động viên của các cán bộ trung tâm, sự hướng dẫn tận tình của các bạn sinh viên, bà con đã thấy thoải mái hơn để bắt đầu với công cuộc “hội nhập” của mình.

 Trưởng làng Tòng Văn Nhứt A (tổ 20, ấp 5, xã Hoà Bình, Xuyên Mộc) tay cầm con chuột, mắt chăm chú nhìn vào màn hình, lâu lâu lại gật gật đầu khi nghe bạn sinh viên hướng dẫn cho mình cách sử dụng chuột và các phím cơ bản trên bàn phím, cách tìm kiến thông tin nhanh chóng nhất. Hỏi trưởng làng thấy sử dụng máy vi tính có khó không? Trưởng làng thật thà: “Mình chỉ quen với cái cuốc, cái cày, với việc ruộng vườn, tuy có nhìn thấy cái máy vi tính rồi nhưng chưa bao giờ mình được sờ vào tận tay như thế này, hoá ra nó cũng không phức tạp như mình nghĩ”. Qua vài lần đánh chữ lúc thì thiếu chữ này khi lại thiếu chữ khác, cuối cùng trưởng làng cũng gõ được chữ “google” hoàn chỉnh. Từ trang này vô vàn kiến thức mở ra khiến trưởng làng vừa đọc vừa xuýt xoa “hay quá”, “tuyệt quá, nhiều điều đơn giản trong chăn nuôi thế này mà trước kia mình không biết!”.

5943.zip
Sinh viên trường Đại học Dầu khí Việt Nam hướng dẫn bà con vùng sâu-vùng xa khai thác mạng internet phục vụ sản xuất.

Cái nắng oi bức của tiết trời tháng năm dường như không ảnh hưởng gì đến việc học của bà con vì cả người hướng dẫn và người học đều chăm chú vào mọi  sự chuyển động của màn hình. Bạn Nguyễn Thị Diệu, sinh viên lớp K2C trường Đại học Dầu khí Việt Nam, mồ hôi vã ra, nói đến khan cả cổ nhưng vẫn kiên nhẫn từng chút để hướng dẫn cho bà con cách sử dụng máy tính. Đưa tay quệt mồ hôi Diệu kể: “Đây là lần đầu tiên em được tham gia hoạt động vui và nhiều ý nghĩa như thế này. Tuy bà con chưa ai biết sử dụng máy vi tính nhưng điều quan trọng là ai cũng đến lớp với tinh thần học tập rất cao. Vì thế chúng em như được truyền thêm lửa để hướng dẫn cho bà con mà không biết mệt”.

KHUYÊN CON CHÁU HỌC ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

Anh Huỳnh Văn Tiếp, Chi hội trưởng Hội Nông dân của chi hội 5, xã Hoà Bình tâm sự: “Các bạn nhìn thấy nhà cửa của bà con khang trang là vậy, tuy nhiên cả ấp không có hộ nào có máy vi tính, cũng chưa có hộ nào có con học đại học. Máy tính vẫn còn là khái niệm mơ hồ với bà con và việc sử dụng để khai thác thông tin cũng là điều xa lạ, vì họ chưa có cơ hội được tiếp cận với máy tính và biết sử dụng những kiến thức để phục vụ sản xuất”.

Chị Tòng Thị Gặp, tổ 20, ấp 5, xã Hòa Bình - một người có ảnh hưởng rất lớn đến bà con dân tộc trong ấp cho biết: Cứ tưởng đang bận việc đồng áng, nương rẫy bà con sẽ không tham gia. Nhưng khi nghe được học về máy vi tính để tìm kiếm thông tin phục vụ cho sản xuất thì bà con ai nấy cũng háo hức và ủng hộ, vì thế số lượng người đăng ký vượt dự kiến ban đầu. “Mặc dù đã có tuổi, mắt đã kém nhưng được học như thế này tôi thấy bổ ích lắm. Đồng bào mình còn thiếu kiến thức về khoa học công nghệ, mọi việc chăn nuôi trồng trọt chỉ làm theo phương thức cũ nên hiệu quả không cao. Mình sẽ về bảo con cháu ở nhà cũng như bà con chịu khó học hỏi thật nhiều để còn lên mạng tìm kiếm thông tin mà áp dụng vào sản xuất”, chị Gặp chia sẻ.

Theo baobariavungtau.com.vn ngày 10/6/2013
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu