TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347437
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Những “nghệ sĩ già” yêu ca hát
21/06/2013

Trên các sân chơi văn nghệ quần chúng, nhiều ca sĩ, diễn viên tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia. Họ cất cao những lời ca, tiếng hát để thỏa niềm yêu thích ca hát; để được trở về “thời hoa đỏ”, để được “sống” trong những năm tháng hào hùng của chiến tranh giải phóng dân tộc… Tham gia các hoạt động văn nghệ giúp họ tiếp thêm năng lượng để vượt qua tuổi tác, sống vui vẻ và thêm yêu đời hơn.

VTCN 23.zip
Các “ca sĩ” trong đội văn nghệ người cao tuổi phường Thắng Nhất hóa thân thành những người lính trong một tiết mục văn nghệ tại Liên hoan tiếng hát người cao tuổi TP. Vũng Tàu năm 2013.

“Khi hát những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, về chiến tranh trên các sân khấu văn nghệ quần chúng… những ký ức về chiến tranh, đặc biệt chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” với 12 ngày đêm ác liệt tại chiến trường Hà Nội như sống dậy và vẫn nguyên vẹn trong tâm trí tôi” – ông Hà Chí Huy, 64 tuổi (ngụ tại 166 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Vũng Tàu) nói. Ông Huy kể lại, từ năm 1970 đến 1973, ông đóng quân tại một cánh đồng ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vào những đêm khi không có máy bay địch bắn phá, tiểu đội của ông cùng nhiều tiểu đội khác thuộc Trung đoàn 50 thường tổ chức sinh hoạt văn nghệ, có khi là anh em chiến sĩ hát với nhau, có khi vào giao lưu với người dân địa phương. “Chính nhờ giao lưu văn nghệ mà tình cảm giữa quân và dân thêm gắn bó, thắm thiết. Chúng tôi quây quần bên nhau cùng hát, múa bên ánh đèn măng sông. Trong những “bữa tiệc” tinh thần vui vẻ đó, chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, khi có báo động thì ai nấy trở về vị trí chiến đấu” – ông Huy nói thêm. Một thời sống hào hùng trong khói lửa chiến tranh nên khi “làm lính” trên sân khấu, với bộ quần áo lính, ca những bài ca về người lính là niềm vui và rất đỗi tự hào với ông Huy.

Ông Nguyễn Ngọc Thọ, 62 tuổi (ở 87/14 Phan Chu Trinh), thành viên đội văn nghệ phường 2 (TP. Vũng Tàu) cho biết, ngoài hát, múa, ông còn tự học hỏi và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như: đàn mandolin, sáo trúc, guitar... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Thọ tham gia chiến đấu ở mặt trận đường 9 (Khe Sanh, Quảng Trị). Ông Thọ kể, ngày xưa, khi ra chiến trường, mặc dù chiến tranh ác liệt, cuộc sống gian khổ nhưng đời sống tinh thần thì vui lắm. Có những ngày tháng thiếu ăn, thiếu nước, quần áo rách tả tơi, nhưng giữa rừng xanh tiếng hát vẫn cất lên đầy trong trẻo, át tiếng bom của kẻ thù, thúc giục bộ đội chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi đã về nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi, ông Thọ và những “bạn già” vẫn thường tụ tập để nói chuyện, có khi ngẫu hứng ca dăm câu, vài bài cho không khí thêm vui. Ngoài ra, ông Thọ còn tích cực tham gia vào đội văn nghệ Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh khu phố và phường.

Không những hát, múa để thỏa niềm đam mê, tìm niềm vui khi về già mà những người cao tuổi còn tham gia hội thi văn nghệ và liên hoan tiếng hát người cao tuổi các cấp. Đó cũng là dịp để các ông, bà thử sức mình trên sân khấu. Những năm qua, từ cấp xã, huyện, thành phố đến tỉnh đều tổ chức các cuộc thi văn nghệ dành cho người cao tuổi. Nếu ai đã từng xem các chương trình liên hoan văn nghệ dành cho người cao tuổi chắc hẳn đều không khỏi ngỡ ngàng trước những tiết mục văn nghệ có chất lượng do các cụ biểu diễn. Những sắc màu khác nhau trong các tiết mục khiến khán giả không khỏi trầm trồ khen ngợi: khi các cụ hóa thân thành những “chú bộ đội” khỏe khoắn; có khi các cô, các bà lại duyên dáng trong những bộ trang phục của các dân tộc ít người và không kém phần sang trọng, đằm thắm trong bộ áo dài truyền thống dân tộc… cùng những giọng ca ngân vang, những điệu múa bắt mắt.

Cô Nguyễn Thị Hằng, 54 tuổi, thành viên câu lạc bộ văn nghệ Hải Đăng (TP. Vũng Tàu) cho biết, năm nào cũng vậy, cô cùng các thành viên của CLB tham gia liên hoan tiếng hát người cao tuổi do TP. Vũng Tàu, tỉnh và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam tổ chức. “Cũng nhờ chồng, con cháu động viên tinh thần và luôn ủng hộ nên tôi không bỏ sót chương trình văn nghệ nào dành cho người cao tuổi. Mặc dù giờ đây tiếng hát không được tròn trịa câu chữ, những điệu múa không được mềm mại, uyển chuyển như thời còn trẻ nhưng mỗi khi đứng trên sân khấu, tôi thấy vui và tâm hồn trẻ lại” – cô Hằng nói.

Bài, ảnh: THI PHONG

Những “nghệ sĩ già” yêu ca hát

Các “ca sĩ” trong đội văn nghệ người cao tuổi phường Thắng Nhất hóa thân thành những người lính trong một tiết mục văn nghệ tại Liên hoan tiếng hát người cao tuổi TP. Vũng Tàu năm 2013.

Trên các sân chơi văn nghệ quần chúng, nhiều ca sĩ, diễn viên tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia. Họ cất cao những lời ca, tiếng hát để thỏa niềm yêu thích ca hát; để được trở về “thời hoa đỏ”, để được “sống” trong những năm tháng hào hùng của chiến tranh giải phóng dân tộc… Tham gia các hoạt động văn nghệ giúp họ tiếp thêm năng lượng để vượt qua tuổi tác, sống vui vẻ và thêm yêu đời hơn.

“Khi hát những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, về chiến tranh trên các sân khấu văn nghệ quần chúng… những ký ức về chiến tranh, đặc biệt chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” với 12 ngày đêm ác liệt tại chiến trường Hà Nội như sống dậy và vẫn nguyên vẹn trong tâm trí tôi” – ông Hà Chí Huy, 64 tuổi (ngụ tại 166 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Vũng Tàu) nói. Ông Huy kể lại, từ năm 1970 đến 1973, ông đóng quân tại một cánh đồng ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vào những đêm khi không có máy bay địch bắn phá, tiểu đội của ông cùng nhiều tiểu đội khác thuộc Trung đoàn 50 thường tổ chức sinh hoạt văn nghệ, có khi là anh em chiến sĩ hát với nhau, có khi vào giao lưu với người dân địa phương. “Chính nhờ giao lưu văn nghệ mà tình cảm giữa quân và dân thêm gắn bó, thắm thiết. Chúng tôi quây quần bên nhau cùng hát, múa bên ánh đèn măng sông. Trong những “bữa tiệc” tinh thần vui vẻ đó, chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, khi có báo động thì ai nấy trở về vị trí chiến đấu” – ông Huy nói thêm. Một thời sống hào hùng trong khói lửa chiến tranh nên khi “làm lính” trên sân khấu, với bộ quần áo lính, ca những bài ca về người lính là niềm vui và rất đỗi tự hào với ông Huy.

Ông Nguyễn Ngọc Thọ, 62 tuổi (ở 87/14 Phan Chu Trinh), thành viên đội văn nghệ phường 2 (TP. Vũng Tàu) cho biết, ngoài hát, múa, ông còn tự học hỏi và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như: đàn mandolin, sáo trúc, guitar... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Thọ tham gia chiến đấu ở mặt trận đường 9 (Khe Sanh, Quảng Trị). Ông Thọ kể, ngày xưa, khi ra chiến trường, mặc dù chiến tranh ác liệt, cuộc sống gian khổ nhưng đời sống tinh thần thì vui lắm. Có những ngày tháng thiếu ăn, thiếu nước, quần áo rách tả tơi, nhưng giữa rừng xanh tiếng hát vẫn cất lên đầy trong trẻo, át tiếng bom của kẻ thù, thúc giục bộ đội chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi đã về nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi, ông Thọ và những “bạn già” vẫn thường tụ tập để nói chuyện, có khi ngẫu hứng ca dăm câu, vài bài cho không khí thêm vui. Ngoài ra, ông Thọ còn tích cực tham gia vào đội văn nghệ Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh khu phố và phường.

Không những hát, múa để thỏa niềm đam mê, tìm niềm vui khi về già mà những người cao tuổi còn tham gia hội thi văn nghệ và liên hoan tiếng hát người cao tuổi các cấp. Đó cũng là dịp để các ông, bà thử sức mình trên sân khấu. Những năm qua, từ cấp xã, huyện, thành phố đến tỉnh đều tổ chức các cuộc thi văn nghệ dành cho người cao tuổi. Nếu ai đã từng xem các chương trình liên hoan văn nghệ dành cho người cao tuổi chắc hẳn đều không khỏi ngỡ ngàng trước những tiết mục văn nghệ có chất lượng do các cụ biểu diễn. Những sắc màu khác nhau trong các tiết mục khiến khán giả không khỏi trầm trồ khen ngợi: khi các cụ hóa thân thành những “chú bộ đội” khỏe khoắn; có khi các cô, các bà lại duyên dáng trong những bộ trang phục của các dân tộc ít người và không kém phần sang trọng, đằm thắm trong bộ áo dài truyền thống dân tộc… cùng những giọng ca ngân vang, những điệu múa bắt mắt.

Cô Nguyễn Thị Hằng, 54 tuổi, thành viên câu lạc bộ văn nghệ Hải Đăng (TP. Vũng Tàu) cho biết, năm nào cũng vậy, cô cùng các thành viên của CLB tham gia liên hoan tiếng hát người cao tuổi do TP. Vũng Tàu, tỉnh và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam tổ chức. “Cũng nhờ chồng, con cháu động viên tinh thần và luôn ủng hộ nên tôi không bỏ sót chương trình văn nghệ nào dành cho người cao tuổi. Mặc dù giờ đây tiếng hát không được tròn trịa câu chữ, những điệu múa không được mềm mại, uyển chuyển như thời còn trẻ nhưng mỗi khi đứng trên sân khấu, tôi thấy vui và tâm hồn trẻ lại” – cô Hằng nói.

Theo báo bariavungtau.com.vn ngày 21/6/2013
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu