TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346686
  TÀI LIỆU KHCN

  Phát triển vắcxin đạt chuẩn cho cá tra
22/11/2013


Ngày 10/04/2013 Cục Thú y, Bộ NN&PTNT đã cấp giấy chứng nhận, cho phép vắcxin ALPHA JECT®Panga 1 do Công ty TNHH PHARMAQ Việt Nam nghiên cứu và phát triển, được lưu hành chính thức tại thị trường Việt Nam. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn không chỉ đối với PHARMAQ Việt Nam mà còn đối với cả ngành thủy sản nước ta.

Nó báo hiệu ngành nuôi thủy sản Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, mà ở đó các thành quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới được áp dụng rộng rãi, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Mở đường cho thủy sản Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến

Dịch bệnh cùng với sự biến đổi của các yếu tố môi trường là các mối nguy chính đe dọa sự phát triển bền vững ngành thủy sản. Với sự thành công của vắcxin ALPHA JECT® Panga 1, việc phòng chống các loại bệnh thủy sản sẽ bước sang một giai đoạn mới, đạt hiệu quả hơn. Dịch bệnh sẽ không còn là nỗi lo thường trực của người nuôi như trước đây.

Ứng dụng vắcxin cho cá nuôi là một cách tiếp cận tiên tiến mà nhiều nước phát triển đã thực hiện, trong đó Na Uy là quốc gia đi đầu và PHARMAQ luôn là người tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển vắcxin thủy sản, trước hết là cho cá hồi và sau đó là cho các đối tượng khác, trong đó có cá tra Việt Nam.

“Chúng tôi bắt đầu dự án phát triển vắcxin cho cá tra từ năm 2006, đến 2013 chúng tôi mới được cấp phép lưu hành, đó là cả một quá trình dài với tất cả tâm huyết và sự kiên trì đến cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều điều, hiểu rõ hơn về con cá tra Việt Nam, người nuôi cá cũng như các qui định, thủ tục, hồ sơ của cơ quan quản lý ngành tại Việt Nam… Đó là những bài học quí để chúng tôi có thể tiếp tục đồng hành cùng với ngành thủy sản cũng như con cá tra Việt Nam trong thời gian tới” - bà Kjersti Gravningen, Giám đốc PHARMAQ Châu Á cho biết.

Với trên 35 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các loại vắcxin cho thủy sản, cùng với 165 cán bộ chuyên môn, trong đó 40% tập trung vào nghiên cứu, 20% sản xuất tại nhà máy và 20% làm công tác thương mại, PHARMAQ được xem là một trong những nhà cung cấp vắcxin thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm hơn 70% thị phần tại Na Uy, 68% tại các quốc gia châu Âu, 58% tại Chilê…. Năm 2012, trong số hơn 700 triệu con cá hồi được tiêm vắcxin đã có trên 400 triệu con sử dụng vắcxin của PHARMAQ.

ALPHA JECT® Panga 1 là loại vắcxin đầu tiên cho ngành thủy sản Việt Nam và cũng là loại vắcxin đầu tiên do PHARMAQ nghiên cứu và phát triển tại châu Á.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu

Ngay từ những ngày đầu nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm, vắcxin ALPHA JECT® Panga 1 đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của cộng đồng DN và những người nuôi cá. Đến nay, các lợi ích của vắcxin đã được người nuôi cá công nhận, thị trường đang rộng mở. Nhiều đơn vị đã ứng dụng loại vắcxin này trong sản xuất đại trà.

Tuy nhiên, ALPHA JECT® Panga1 chỉ mới có tác dụng phòng ngừa đối với một loại bệnh duy nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra. Do đó, việc nghiên cứu theo hướng mở rộng một loại vắcxin có tác dụng phòng nhiều bệnh khác nhau nhằm tạo sự thuận lợi cho người tiêu dùng sẽ tiếp tục là hướng đi mà PHARMAQ ưu tiên trong thời gian tới.

Nhận xét về quan hệ hợp tác với đối tác, ông Nguyễn Thành Phước, đại diện Công ty GENTRACO nói: “Làm việc với PHARMAQ chúng tôi mới thấy hết được tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp của họ. Vắcxin ALPHA JECT® Panga1 do Công ty nghiên cứu và phát triển thật sự phát huy hiệu quả rất tốt”.

Đại diện PHARMAQ, bà Kjersti Gravningen thông tin thêm: “Trên con cá tra có nhiều bệnh do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Đó là những bệnh mà chúng tôi cũng đang quan tâm và mong muốn nghiên cứu một loại vắcxin có thể bảo hộ cá trước nhiều loại bệnh, mà không chỉ dừng ở bệnh gan thận mủ. Trước mắt, bệnh phù đầu xuất huyết cũng đang gây thiệt hại rất lớn. Chúng tôi đang chờ đợi sự hợp tác cũng như hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng để tiến hành những bước tiếp theo trong việc phát triển vắcxin cho bệnh này”.

Bên cạnh cá tra, PHARMAQ đã nhìn thấy tiềm năng rất lớn ở những đối tượng khác có khả năng phát triển mạnh tại châu Á cũng như tại Việt Nam như cá rô phi, cá giò, cá chẽm… Đây là những đối tượng mà PHARMAQ sẽ tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Với thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành ứng dụng vắcxin trong phòng bệnh thủy sản, PHARMAQ Việt Nam hứa hẹn sẽ mang đến cho người nuôi cá, tôm những sản phẩm tiên tiến với trình độ kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhanh, an toàn và bền vững.

Theo Theo vietfish.org
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu