TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346513
  TÀI LIỆU KHCN

  Thái Nguyên: Vươn lên làm giàu từ chăn nuôi lợn
22/05/2014

Từ một hộ gia đình khó khăn tại xóm Bến, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập chung, đến nay ông Lê Văn Tự đang sở hữu một trang trại khép kín với quy mô khá lớn, mỗi năm cung cấp ra thị trường 95 - 100 tấn thịt lợn hơi, thu về doanh thu 3 - 3,5 tỷ đồng, gia đình ông đã thoát nghèo và trở thành hộ khá giả của địa phương.

 

Năm 2001, ông Tự tham gia Dự án phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại của tỉnh Thái Nguyên; quy mô ban đầu chỉ 10 lợn nái và 01 lợn đực giống, với các giống lợn Yorshire và Landrace. Năm 2004, được hưởng nguồn hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ông mở rộng quy mô chăn nuôi lên 25 lợn nái ngoại; từ năm 2006 đến nay gia đình ông thường xuyên duy trì 40 lợn nái ngoại và 2 lợn đực ngoại cao sản, trên 200 lợn con, lợn thịt các loại trong chuồng.


Trang trại nuôi lợn của gia đình ông chia thành 3 khu chuồng riêng biệt, bao gồm khu nuôi lợn nái sinh sản (nái hậu bị, nái chửa và nái nuôi con), khu chuồng chăn nuôi lợn con sau cai sữa và khu chuồng chăn nuôi lợn thịt thương phẩm, đảm bảo chăn nuôi theo quy trình khép kín. Đặc biệt, ông luôn chủ động sản xuất con giống để nuôi lợn thịt thương phẩm đến 90 – 100 kg thì xuất bán cho thị trường Hà Nội.

 

Mỗi năm gia đình ông Tự cung cấp ra thị trường 95 - 100 tấn thị lợn hơi,

doanh thu đạt 3 - 3,5 tỷ đồng, thu lãi trên 200 triệu đồng.


Qua nhiều năm chăn nuôi, ông Tự đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, ông chia sẻ, để chăn nuôi lợn có hiệu quả thì lợn giống phải được mua tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín, con giống phải được tuyển chọn kỹ càng. Ông chọn nuôi lợn bố mẹ là con lai từ 2-3 máu ngoại để đảm bảo lợn mẹ có khả năng sinh sản cao, mỗi lứa phải đạt trung bình 12 lợn con; lợn nuôi thịt thể hiện được ưu thế lai như tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và đạt tỉ lệ nạc cao…


Theo ông Tự, đối với nuôi lợn hướng nạc, thức ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, cần phải có chế độ ăn hợp lý theo từng thời kỳ sinh trưởng của lợn. Để giảm chi phí đầu vào, ông ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ các nhà máy sản xuất có uy tín, cung cấp cho trang trại gia đình và các hộ chăn nuôi lợn tại địa phương theo giá gốc, chỉ hưởng chiết khấu của nhà máy.


Bí quyết nuôi lợn hiệu quả của ông là, ông đặc biệt chú trọng vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường chăn nuôi an toàn, giữ nhiệt độ chuồng không quá nóng vào mùa hè, không quá lạnh vào mùa đông, đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt. Trong chăn nuôi tập trung lượng chất thải hàng ngày là rất lớn, ông đã xây dựng hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi nên mùi hôi thối giảm đi rất nhiều; hơn nữa còn tận dụng chất đốt, sử dụng chất thải biogas để bón, tưới cho cây trồng… Việc tiêm phòng vắc xin cho lợn, ông cũng luôn tiến hành định kỳ và đủ loại, bởi vậy từ khi chăn nuôi theo phương thức mới ông chưa gặp rủi ro lớn về dịch bệnh (dịch Tai xanh, Lở Mồm Long Móng...), kể cả trong những đợt bùng phát trên dịch bệnh ở gia súc trên địa bàn huyện, tỉnh nhưng động vật nuôi của gia đình ông vẫn an toàn.


Những năm gần đây do tình hình dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp, thêm vào đó giá cả, đầu ra bấp bênh, giá thức ăn tăng cao đã khiến nhiều hộ chăn nuôi phải bỏ chuồng, tạm dừng sản xuất, thế nhưng ông Tự vẫn kiên tri chăn nuôi, khắc phục khó khăn. Đến nay, gia đình ông đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại theo trang trại, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện mỗi năm gia đình ông Tự cung cấp cho thị trường 95 - 100 tấn thị lợn hơi; doanh thu đạt 3 - 3,5 tỷ đồng, thu lãi trên 200 triệu đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho 6 thành viên trong gia đình.


Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Lê Văn Tự còn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăn nuôi lợn từ khâu chọn con giống, thiết kế xây dựng chuồng trại, hầm biogas… Tháng 9/2006, ông Tự đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình gồm 13 xã viên - là những hộ chăn nuôi lợn quy mô gia trại và trang trại nhỏ tại đia phương, nhằm tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm… Đến nay, Hợp tác xã vẫn duy trì hoạt động có hiệu quả, chăn nuôi gần 300 lợn nái ngoại, nái lai F1...

 

Theo Dương Trung Kiên-Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên ngày 19/5/2014
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu