TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347396
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Thuận lợi khi "cầm tay chỉ việc"
14/11/2014

Trong hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, ngành nông nghiệp áp dụng phương pháp cùng bà con nông dân thực hành trực tiếp trên vật nuôi, cây trồng. Cách “cầm tay chỉ việc” này đã có hiệu quả cao, người học tiếp cận công việc nhanh hơn, mạnh dạn áp dụng vào chăn nuôi, sản xuất theo phương pháp mới.

Hội viên Hội Nông dân huyện Châu Đức học “trồng và chăm sóc cây tiêu” ngay tại một vườn tiêu cho hiệu quả cao của huyện.
Hội viên Hội Nông dân huyện Châu Đức học “trồng và chăm sóc cây tiêu” ngay tại một vườn tiêu cho hiệu quả cao của huyện.

Nói về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn tỉnh, ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: “Đào tạo nghề phải sử dụng phương pháp đào tạo linh hoạt, phù hợp với khả năng của nhiều đối tượng học nghề, nên dạy nghề theo cách “cầm tay chỉ việc” là chính. Qua kiểm tra thực tế tại các điểm dạy nghề nông nghiệp, nhiều người học nghề hài lòng với công tác dạy nghề của các cơ sở đào tạo”. Thời gian qua, nhiều mô hình đào tạo nghề nông nghiệp như trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGap, trồng lúa chất lượng cao, trồng thanh long ruột đỏ, nuôi bò vỗ béo... đã triển khai thành công.

Theo anh Phạm Văn Thoại, một nông dân tham gia lớp học trồng và chăm sóc cây tiêu ở xã Suối Rao (huyện Châu Đức), tham gia học nghề, bà con nông dân được giáo viên có trình độ thạc sĩ và kỹ sư nông nghiệp trực tiếp giảng dạy, thực hành cùng học viên trên vườn tiêu. Học viên được giáo viên hướng dẫn công việc chuẩn bị khi quy hoạch, trồng trụ tiêu, nhân giống, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây tiêu; phân tích nguyên nhân cây tiêu chết nhanh, chết chậm, chỉ tận tay cách bón và chọn loại phân phân phù hợp... “Mặc dù chưa có kinh nghiệm trồng tiêu, nhưng sau khi tham gia khóa học, mắt thấy, tai nghe và chính tay mình làm, tôi tự tin gầy dựng vườn tiêu nhà mình và tin rằng nó phát triển tốt” - anh Thoại nói.

Tại các lớp dạy nghề thú y, chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh, bà con nông dân cũng được “sờ tận tay” trong việc pha chế thuốc để trực tiếp ứng dụng trên vật nuôi, tiếp xúc với nhiều con giống để đưa ra quyết định hợp lý. Bà Mai Thị Hương (tổ 5, ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP. Bà Rịa) - hộ gia đình có nghề chăn nuôi bò rất hiệu quả, cho hay, để ổn định nghề nuôi bò cho hiệu quả, bà đã tham gia đầy đủ chương trình dạy nghề “nuôi, phòng ngừa, trị bệnh cho bò” do Hội Nông dân xã tổ chức. Trước đây, việc nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng với nguồn thức ăn tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp và chăn thả khi nông nhàn đã có, nhưng hiệu quả không cao và dịch bệnh thường xảy ra. Khi được dạy nghề “nuôi, phòng ngừa, trị bệnh cho bò”, bà con nông dân đã chủ động trong công tác phòng bệnh cho đàn bò, trồng các giống cỏ dành cho bò sinh sản, bò vỗ béo... Vì vậy, đến thời điểm này xã Long Phước có đàn bò hơn 2.000 con; mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng trăm con bê và bò thịt với trị giá 25-30 triệu đồng/con. Từ việc chăn nuôi bò thịt và sinh sản, nhiều hộ trong xã đã có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm.

Phương pháp “cầm tay chỉ việc” trong dạy nghề nông nghiệp cho nông dân đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Cường, các cơ sở đào tạo nghề cần phải lưu ý hơn nữa đến công tác an toàn lao động cho người học nghề. Đặc biệt, phải quan tâm đến việc trang bị bảo hộ lao động khi thực hành phối trộn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong quá trình học. Việc kiểm tra dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cũng sẽ được Sở NN-PTNT thực hiện thường xuyên. Qua thực tế triển khai, Sở cũng đã rà soát, rút kinh nghiệm và có những định hướng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm cho công tác tổ chức dạy nghề nông nghiệp đạt hiệu quả.

Theo baobariavungtau.com.vn ngày 14/11/2014
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu