TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346922
  TÀI LIỆU KHCN

  Hòa Bình: Thu nhập khá từ mô hình nuôi dê
14/03/2015
Hòa Bình: Thu nhập khá từ mô hình nuôi dê Anh Bách (ngoài cùng bên phải) đang giới thiệu mô hình nuôi dê của gia đình với khách tham quan

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã đầu tư vào mô hình nuôi dê và mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Để tìm hiểu về điều này, chúng tôi được khuyến nông viên xã đưa đến thăm mô hình nuôi dê của gia đình anh Nguyễn Xuân Bách ở xóm Lòn, xã Bình Thanh. Mô hình này đã mang lại cho anh thu nhập 40 - 50 triệu đồng/năm.

    Từ UBND xã chạy xe lòng vòng uốn lượn qua nhiều cung đường gấp khúc chúng tôi mới gặp được anh Bách. Ngồi nhâm nhi chén nước anh chia sẻ: “Khi mới lập gia đình, cuộc sống của vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng lăn lộn làm thuê, cuốc mướn để lo có bát cơm, bát cháo. Sau bao năm đi làm thuê hết chỗ xa rồi lại về gần, nhiều lúc nghĩ thấy cực mà cuộc sống chẳng khấm khá”. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định về quê lập nghiệp. Cùng thời điểm này, thấy anh em, bạn bè trong thôn xóm đưa con dê về nuôi thấy khá phù hợp và cho hiệu quả cao. Nhận thấy đây là cơ hội, anh bàn tính với gia đình đầu tư nuôi con dê núi. Năm 2006, anh Bách mua 8 con dê ở Sơn La với giá 36.000 đồng/kg. Sau vài năm chăm sóc đàn dê của anh bắt đầu sinh sản. Mỗi năm tăng lên theo cấp số nhân. Đến nay, đàn dê của gia đình anh duy trì ở mức 50 con, nhiều khi tăng lên tới 65 - 70 con.

Từ nhà anh ra khu nuôi nhốt dê cách chừng nửa cây số. Chuồng nuôi được rào chắn rất cẩn thận, cạnh chuồng có khu sân chơi cho dê là những phiếm đá nhỏ, những cây bương, cây luồng rất thoáng mát cho dê nghỉ ngơi sau một ngày leo trèo.

Dê là động vật ăn tạp, thức ăn chúng ưa thích là cây rừng, lá rừng, lá sung, lá mít… Anh Bách đã tận dụng chăn thả dê trên các khu đồi, núi gần nhà nên không tốn kém thêm chi phí thức ăn. Ngoài ra cũng có thể cho dê ăn thêm cám gạo, cám ngô. Anh Bách cho biết: “Từ khi nuôi dê đến giờ cũng có vài lần tôi bị mất ăn mất ngủ vì chúng bị bệnh. Tuy nhiên vừa nuôi, vừa tích lũy kinh nghiệm nên đến thời điểm hiện tại, nếu đàn dê của gia đình tôi chỉ mắc các bệnh thông thường như chướng hơi hay đi ngoài là tôi có thể xử lý dễ dàng. Ngoài ra, để hạn chế dê bị bệnh, không nên thả dê vào sáng sớm khi ngọn cỏ, lá cây còn ướt sương, dê ăn vào rất dễ bị đi ngoài”.

Đàn dê của gia đình anh Bách chủ yếu là dê núi với hình dáng nhỏ nhưng được các thương lái rất ưa chuộng. Năm 2014, anh xuất bán được 3 tạ với giá bán thương phẩm 130.000 - 140.000đồng/kg, nhờ đó mỗi năm gia đình anh thu lãi 40 - 50 triệu đồng. Không chỉ nuôi dê, anh Bách còn nuôi thêm gà nhằm cải thiện bữa ăn và cũng là tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Ông Lê Thanh Quyết - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh cho biết: Hiện nay tổng đàn dê của xã có khoảng gần 400 con, tập trung nhiều nhất ở xóm Lòn. Nhờ tận dụng được địa hình đồi núi để nuôi dê mà nhiều hộ dân đã cải thiện được cuộc sống, vươn lên làm giàu … Thực tế, mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa vì phát huy hiệu quả kinh tế cao, bởi vốn đầu tư ít và thị trường tiêu thụ khá dễ dàng.

Đình Thủy-Trung tâm khuyến nông Hòa Bình
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu