TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347336
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Du lịch đồng quê còn nhỏ lẻ, tự phát
04/06/2016
                     Một gia đình du khách dùng bữa trong khung cảnh đồng quê ở KDL Tứ Phương Thất Đảo.
                     Một gia đình du khách dùng bữa trong khung cảnh đồng quê ở KDL
                     Tứ Phương Thất Đảo.

Bên cạnh các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển; hội nghị, hội thảo; về nguồn và tâm linh; sinh thái, BR-VT còn có tiềm năng phát triển loại hình du lịch đồng quê. Tuy nhiên, loại hình này hiện chưa được chú trọng phát triển, chỉ có vài điểm nhỏ lẻ, tự phát.

Năm 2015, các KDL như: Bưng Bạc, Tứ Phương Thất Đảo (TP. Bà Rịa) đã xây dựng và đưa vào khai thác mô hình du lịch đồng quê, bước đầu tạo được sự hấp dẫn nhất định với du khách trong và ngoài nước. Theo thống kê của KDL Tứ Phương Thất Đảo, từ đầu năm đến nay KDL này đã đón và phục vụ khoảng 10 ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh. KDL Bưng Bạc cũng đã được một số DN lữ hành kết nối, đưa vào điểm đến trong tour về BR-VT. Đây là tín hiệu vui với những DN tiên phong xây dựng mô hình du lịch đồng quê của tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tứ, chủ KDL sinh thái Tứ Phương Thất Đảo chia sẻ: “Chúng tôi làm du lịch dựa trên từng mảnh vườn, ruộng lúa, khai thác những nguồn lực tài nguyên sẵn có. Loại hình du lịch này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương”.

Theo đại diện một số DN lữ hành trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương trong tỉnh có các làng nghề truyền thống, các sản vật phong phú và đặc sắc có thể khai thác, phát triển thành những sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng riêng như: làng nghề nấu rượu Hòa Long (TP. Bà Rịa); làng nghề làm bánh tét bắp (huyện Đất Đỏ); làng nghề làm bánh tráng An Ngãi, nghề đan lát lục bình (huyện Long Điền); nghề dệt lưới (huyện Châu Đức)... Bên cạnh đó, các loại nông sản của BR-VT như: mãng cầu, nhãn xuồng cơm vàng, măng cụt, bưởi da xanh… cũng nổi tiếng và có thương hiệu trên thị trường. Đây là những tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đồng quê. Nếu được khai thác phục vụ du lịch thì những ngôi nhà lá, bờ ao, ruộng lúa, chiếc cối giã gạo, nồi bánh tráng, nồi nấu rượu… cũng có thể trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc và “hái ra tiền”.

Thời gian qua, một số DN lữ hành cũng đã chú trọng khai thác tour du lịch đồng quê với các hoạt động cho du khách tìm hiểu làng nghề; tham quan nhà vườn, thưởng thức trái cây, tự tay tráng bánh tráng; tham quan vườn cao su; vườn hồ tiêu; các nghề thủ công truyền thống như nghề dệt lưới, nghề đan; thăm chiến trường xưa và đạp xe đạp dạo chơi trên những con đường quê… Tuy nhiên, những mô hình du lịch đồng quê hiện có trên địa bàn tỉnh còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát. Các sản phẩm du lịch đồng quê bước đầu mới thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của du khách như: dã ngoại, tham quan, trải nghiệm nhưng chưa thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng để khiến các DN lữ hành ngoại tỉnh chọn làm điểm đến thường xuyên trong các tour về BR-VT giống như các tour về các tỉnh miền Tây. Mặt khác, các vườn trái cây, những đặc sản địa phương còn có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo “mùa nào thức nấy” để phục vụ khách tham quan, vui chơi, thưởng thức và mua về làm quà.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty du lịch Alpha Travel, công ty đang thiết kế tour 10 ngày ở BR-VT cho khách nước ngoài. Trong đó, 2/3 thời gian tour là để trải nghiệm các điểm đến đồng quê vốn được nhiều du khách đến từ châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng, các điểm đến chưa được chú trọng đầu tư để phát triển du lịch; người dân còn mạnh ai nấy làm nên thiếu định hướng, quy hoạch; gặp khó khăn về ngoại ngữ nên muốn tiếp thị, giới thiệu hàng hóa, nghe khách trả giá, tìm hiểu sản phẩm… cũng khó.

Để phát triển du lịch đồng quê thì một “nhà” làm là chưa đủ mà cần có sự vào cuộc của nhiều “nhà”: Nhà nước, nhà DN, nhà nông. Theo đó, người nông dân, DN du lịch và chính quyền địa phương cần “bắt tay” thực hiện các giải pháp như: Quy hoạch, bảo tồn các làng nghề truyền thống; xây dựng bộ tiêu chuẩn về sản phẩm du lịch đồng quê từ tên gọi đến nội dung hoạt động; đào tạo kỹ năng tiếp đón du khách, tiếp thị điểm đến và sản vật cho các hộ nông dân; kết nối điểm đến, tạo thêm những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách… Có như thế, tour đồng quê mới thu hút nhiều du khách, qua đó DN du lịch và người nông dân, người làm nghề truyền thống cùng được hưởng lợi.

Bài, ảnh: TRÀ NGÂN

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu