TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347411
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Thiếu sản phẩm lưu niệm đặc trưng
11/06/2016
                     Các mặt hàng lưu niệm phần lớn nhập về từ Trung Quốc. Trong ảnh: Khách chọn mua quà lưu niệm tại quầy của bà Nguyễn Thị Linh (Chợ Du lịch Vũng Tàu).
                     Các mặt hàng lưu niệm phần lớn nhập về từ Trung Quốc.
                     Trong ảnh: Khách chọn mua quà lưu niệm tại quầy của bà Nguyễn Thị
                      Linh (Chợ Du lịch Vũng Tàu).

Mỗi năm, BR-VT đón hàng chục triệu lượt khách du lịch. Tuy nhiên, nhiều du khách và DN lữ hành than phiền rằng ngoài việc tắm biển, nghỉ dưỡng, họ không có nhiều nơi vui chơi, giải trí và mua sắm. Nhiều người muốn mua quà lưu niệm đặc trưng của địa phương nhưng quá hiếm hoi và đơn điệu...

Theo khảo sát của chúng tôi, các sản phẩm quà lưu niệm ở BR-VT hiện nay còn nghèo nàn, đơn điệu về chủng loại và mẫu mã. Từ siêu thị Mỹ nghệ Vũng Tàu đến các quầy lưu niệm ở chợ Du lịch Vũng Tàu hay một số cơ sở khác, quà lưu niệm phổ biến chỉ là những sản phẩm làm từ vỏ sò, vỏ ốc hoặc tranh và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thế nhưng, nhiều sản phẩm lại có xuất xứ từ… Trung Quốc hoặc từ các địa phương khác. Khi được hỏi, bà Nguyễn Thị Linh, kinh doanh hàng lưu niệm ở Chợ Du lịch Vũng Tàu thừa nhận, các mặt hàng mỹ nghệ được bà và nhiều tiểu thương ở đây lấy từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Các mặt hàng này phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã khá bắt mắt, giá cả hợp lý. Còn các sản phẩm đặc trưng của tỉnh rất ít, chỉ là mấy mặt hàng làm từ vỏ ốc, vỏ sò... hoặc những hình con thú, giỏ xách được kết từ hạt cườm… mẫu mã đơn giản, thiếu độ tinh xảo mà giá lại cao hơn so với các mặt hàng khác nên khách cũng ít mua.

Chị Nguyễn Thanh Hằng (22/95 đại lộ Hùng Vương, phường Nông Trang, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) sau khi đi Siêu thị Mỹ nghệ Vũng Tàu nhận xét, đến BR-VT, để tìm những món quà lưu niệm đặc trưng không dễ. Các loại quà lưu niệm đều na ná nhau và cũng chỉ có các loại: ví (bóp), đồ thổ cẩm, móc khóa, chuông gió hoặc các loại trang sức bằng đá, bạc... mà những thứ này ở Nha Trang hoặc Đà Lạt đều có. “Tôi muốn tìm mua một sản phẩm đặc trưng BR-VT về tặng người thân mà không tìm được mặt hàng ưng ý nên đành thôi”, chị Hằng nói.

Thực tế, với những di tích, danh thắng hiện có, BR-VT có nhiều tiềm năng để làm quà lưu niệm. Cụ thể, BR-VT có tượng Chúa giang tay, ngọn hải đăng, di tích Thích Ca Phật Đài, di tích trận địa pháo cổ, Hòn Bà, di tích Đình thần Thắng Tam, di tích nhà tù Côn Đảo... đều có thể mô phỏng thành các bộ quà lưu niệm đặc trưng. Nhưng tiếc rằng những tiềm năng này chưa được “đánh thức”. Thậm chí, một mặt hàng đơn giản là chiếc áo thun in cảnh biển và dòng chữ BR-VT vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của nhiều du khách nhưng chất lượng, mẫu mã chưa tốt và chưa đẹp nên cũng hạn chế người mua.

Ông Lê Quang Hiển, Phó Giám đốc kinh doanh Hodeco Tours (TP.Vũng Tàu) cho biết, mỗi khi ra nước ngoài, nếu tới Nga, du khách sẽ nghĩ ngay đến việc sẽ mua búp bê Matryoshka hay con lật đật về làm quà. Ở Nhật Bản, các món quà lưu niệm như: thanh kiếm Samurai, búp bê Daruma, chú mèo Maneki Neko là sản phẩm đặc trưng. Ở Hàn Quốc, nhân sâm là món quà lưu niệm quý hay như Singapore có biểu tượng là sư tử biển Merlion. Khách du lịch đến đảo quốc này thường chọn mua những chiếc móc khóa in hình Merlion làm quà lưu niệm vừa nhỏ gọn lại có giá phải chăng. Thế nhưng, ở BR-VT nói riêng và Việt Nam nói chung khó mà tìm thấy món quà lưu niệm mang tính đặc trưng như thế. Theo ông Hiển, sản phẩm quà lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương không chỉ tạo sự hấp dẫn cho du khách, kích thích họ tiêu tiền mà còn góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương. Song thực tế, thị trường quà lưu niệm ở BR-VT hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Được biết, năm 2013, tỉnh BR-VT đã tổ chức hội thảo “Tìm kiếm ý tưởng thiết kế và sản xuất quà lưu niệm phục vụ du lịch”. Qua hội thảo, nhiều ý tưởng về bộ sản phẩm quà tặng của BR-VT được định hình. Tuy nhiên, những nỗ lực này mới chỉ dừng lại ở mức phát động phong trào mà chưa biến ý tưởng thành sản phẩm để phục vụ du khách.

Ông Hồ Văn Lợi, Giám đốc Sở VHTTDL cho rằng, sản phẩm lưu niệm phải đáp ứng được thị hiếu của khách thì mới kích thích du khách mua sắm. Nhưng việc xây dựng sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng không thể trong một sớm một chiều mà cần có quy trình, cơ chế và có sự khảo sát kỹ lưỡng xem mỗi đối tượng khách cần gì trên cơ sở các làng nghề và tài nguyên của địa phương, từ đó mới thiết kế và sản xuất những sản phẩm đặc trưng thực sự hấp dẫn du khách.

Bài, ảnh: TRÀ NGÂN

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu