TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347028
  TÀI LIỆU KHCN

  Hà Tĩnh: Bỏ Thủ đô, về quê nuôi lợn
07/04/2017

Sinh ra, lớn lên ở Thủ đô và đang làm việc tại Hà Nội với mức thu nhập ổn định nhưng chị Trần Thị Thu Hằng đã có một quyết định hết sức táo bạo khi quyết định về quê... nuôi lợn!

 

Chị Hằng kể, trong một lần về quê (bố chị quê ở xã Sơn Châu - Hương Sơn, mẹ chị quê ở xã Mai Phu - Lộc Hà), nghe thông tin tỉnh Hà Tĩnh có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn nái ngoại để cung cấp lợn thương phẩm cho người dân, chị đã quyết định về thử sức ở một môi trường hoàn toàn mới.

Nơi chị lựa chọn thực hiện khát vọng là vùng đất Cồn Mu, thôn Tân Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh. Những ngày đầu về vùng đất “chảo lửa, túi mưa” để lập nghiệp với người cô gái Hà Thành quả thật là không dễ. Song ngay từ những ngày đầu chị Hằng đã có được sự đồng hành kịp thời khi UBND Huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Phong tận tình hướng dẫn hồ sơ, thủ tục từ giao đất đến hỗ trợ chính sách, vay vốn, tư vấn xây dựng chuồng trại chăn nuôi.  

Sau khi được địa phương tạo điều kiện cho thuê 4 ha đất, cùng với chính sách hỗ trợ xây dựng chuồng trại của tỉnh, chị Hằng đầu tư trên 11 tỷ đồng thành lập HTX Chăn nuôi lợn nái Thu Hằng do chị làm Giám đốc liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco (Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh). Chỉ trong thời gian ngắn khẩn trương đầu tư xây dựng, trang trại chăn nuôi với 2 dãy chuồng, với các ô chuồng nuôi được bố trí bài bản, khoa học theo từng giai đoạn sinh trưởng của đàn lợn, 300 con lợn nái hậu bị, 100% máu ngoại được nhập về thả nuôi trên vùng đất mới.

“Nguồn lực từ chính sách hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi, lợn giống của tỉnh và sự tiếp sức của nguồn vốn  vay của tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn (theo Quyết định 26 của tỉnh), đã giúp tôi giảm được chi phi đầu tư và có thêm niềm tin để vượt qua khó khăn ở giai đoạn đầu”, chị Hằng chia sẻ.

Do lĩnh vực chăn nuôi quá mới mẻ nên việc lựa chọn con giống, chăm sóc, nuôi dưỡng đến tiêu thụ sản phẩm chị phải vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Sau hơn 3 năm, mọi việc đã đi vào nền nếp, HTX ngày càng ăn nên làm ra. Thời gian cao điểm, tổng đàn lợn nái và lợn con của trang trại lên đến hơn 1.500 con. HTX đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương, thuê lao động thời vụ từ 5-10 người.

Chị Hằng cho biết, bình quân mỗi năm, trang trại cung cấp hàng chục nghìn con lợn giống thương phẩm và hỗ trợ, hướng dẫn bao tiêu sản phẩm cho các tổ hợp tác chăn nuôi trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên; liên kết với Công ty Thiên Lộc để cung ứng thức ăn trực tiếp cho hộ dân… Đồng thời, chị cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các xã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi lợn thương phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Mỗi năm sau khi trừ chi phí HTX còn lãi gần 1,5 tỷ đồng. Mới đây, chị đầu tư xây dựng thêm 2 dãy chuồng để nâng tổng đàn lên 600 lợn nái, nhằm đảm bảo cung cấp đủ giống cho người chăn nuôi ở các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh. Chị Hằng còn có kế hoạch mở quy mô, trồng các loại cây ăn quả, đào ao nuôi cá… để tăng thu nhập cho công nhân và xã viên HTX.

 

Chị Hằng (đứng giữa) kiểm tra đàn lợn thương phẩm trước khi xuất chuồng

 

"Chăn nuôi lợn cần liên kết doanh nghiệp và hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Vấn đề mấu chốt là đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia liên kết, nhất là hộ chăn nuôi, nếu người nuôi lợn thương phẩm không có lãi, bỏ cuộc thì lợn giống cũng không tiêu thụ được. Như HTX của chúng tôi tính giá lợn giống thấp hơn giá thị trường, hỗ trợ chi phí vận chuyển đến tận hộ và hướng dẫn quy trình chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh đặc biệt chị còn giới thiệu đầu ra cho các hộ chăn nuôi; HTX lại thường xuyên có lợn giống, với trọng lượng nhiều loại từ 7-10 kg, 12 -15kg,... để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi nên bạn hàng rất tin tưởng hợp tác lâu dài” - chị Hằng chia sẻ kinh nghiệm.

Chứng kiến sự cần cù, chịu khó của chị Hằng trong những ngày, vật lộn với bao khó khăn, thử thách để xây dựng mô hình sản xuất lớn, tôi thầm cảm phục người phụ nữ đầy bản lĩnh này. Cô gái Hà thành trắng trẻo mà tôi gặp ngày nào giờ nước da đã dần “tươi màu suy nghĩ”; phong thái, tính cách cũng rắn rỏi, từng trải hơn.

“Hà Tĩnh với cơ chế, chính sách và cách làm quyết liệt trong chương trình NTM như thỏi nam châm kéo tôi về đây. Và tôi tin những nỗ lực của mình sẽ góp phần được phần nhỏ bé xây dựng diện mạo mới trên mãnh đất đầy nắng gió này”- Giám đốc HTX Chăn nuôi lợn nái Thu Hằng chia sẻ.

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu