TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346847
  TÀI LIỆU KHCN

  Bình Định: Trồng rừng thành tỷ phú
24/06/2017

Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng rừng, trải qua không biết bao nhiêu gian nan vất vả, vật lộn với những vùng đất trống, đồi trọc cằn cỗi, đến nay, gia đình ông Phạm Đình Khả ở thôn Lộc Giang, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân có thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan, xung quanh là những đồi keo lai ngút ngàn màu xanh, ông Khả chia sẻ: “Năm 1983, khi được nhà nước cấp 20 ha đất với thời hạn 50 năm, tôi loay hoay mãi rồi chọn 4 ha trồng cây điều, số diện tích còn lại tôi trồng mía. Qua nhiều năm chăm sóc, cây điều kém hiệu quả nên tôi quyết định chặt bỏ trồng cây keo lá tràm. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại cũng chưa thật sự như ý. Nhận thấy được việc trồng keo lai mang lại hiệu quả cao, năm 2003, tôi đã chuyển toàn bộ diện tích đất đang có sang trồng cây keo lai. Có được rừng keo xanh tốt như hôm nay, gia đình chúng tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức”.

Những năm trước đây, sản xuất lâm nghiệp chưa được bà con chú trọng, với suy nghĩ trồng rừng có khi lên đến cả chục năm mới được khai thác thì lấy ra đâu tiền và công sức để làm. Thị trường giá gỗ rừng trồng cũng còn thấp, không ổn định, thu nhập từ việc trồng rừng sản xuất sau một chu kỳ của người dân vì thế mà cũng không được cao. Khi đó, người dân không ai mặn mà với việc trồng rừng.

Những khó khăn ấy không làm chùn ý chí của ông Phạm Đình Khả. Sau nhiều đêm trăn trở và rút kinh nghiệm qua sản xuất thực tế, ông đã nhận thức được vấn đề quyết định sự thành bại trong sản xuất lâm nghiệp, đó là phải đặc biệt quan tâm đến khâu chọn giống và phải tích cực chăm sóc sau khi trồng. Sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trồng rừng đúng quy trình kỹ thuật mới có thể đưa năng suất rừng tăng lên. Tính đến nay, gia đình ông có trên 20 héc ta keo lai. Đầu năm 2017, ông khai thác 12 ha, trừ chi phí công khai thác, ông lãi 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn trồng hơn 50 cây chôm chôm, mít và một số cây ăn trái khác .

. Ông Khả đang chăm sóc rừng keo của gia đình

 

Ông Hoàng Hiểu Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, cho biết: “Ông Phạm Đình Khả là một trong số những hội viên nông dân tiêu biểu, có diện tích trồng keo lai nhiều nhất ở địa phương. Không chỉ lo phát triển kinh tế của gia đình, ông cũng thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ về kinh nghiệm trồng rừng cho hội viên, nông dân trong xã để phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển”.

Với những nỗ lực của cá nhân, vừa làm giàu cho bản thân, vừa giúp đỡ tạo việc làm cho lao động địa phương, mới đây, ông Khả vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, giai đoạn 2012-2016” của tỉnh Bình Định.

 

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu