TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347158
  TÀI LIỆU KHCN

  Bắc Giang: Thu hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi, cấy ghép trai nước ngọt lấy ngọc
22/07/2017
Bắc Giang: Thu hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi, cấy ghép trai nước ngọt lấy ngọc

Là thanh niên thế hệ 9x, dám làm, dám chịu cộng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, Trương Đình Tùng ở thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã bước đầu thành với mô hình nuôi, cấy ghép trai nước ngọt lấy ngọc xuất khẩu và là người đầu tiên đưa kỹ thuật mới này về áp dụng tại tỉnh Bắc Giang.

 

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên, bản thân tốt nghiệp trường xây dựng. Mặc dù bố mẹ muốn Tùng thi vào cơ quan nhà nước cho ổn định nhưng anh lại thích làm trang trại nên sau khi ra trường anh bắt tay vào cải tạo khu vườn nhà mình. Tình cờ, được sự giới thiệu của một người bạn ở Ninh Bình về nghề nuôi, cấy trai nước ngọt lấy ngọc, năm 2015 Tùng xuống Ninh Bình học nghề. Với niềm đam mê và bản tính ham học hỏi, sau một thời gian ngắn, anh đã tiếp thu được những kỹ thuật, kinh nghiệm của thầy truyền lại. Tháng 6/2016, anh về quê “lập nghiệp”. Ban đầu anh thả nuôi khoảng 10.000 con trên diện tích gần 5 sào mặt nước.

Khi bắt tay vào làm, anh nhận ra rằng điều kiện thời tiết, môi trường nơi mình ở khác với những gì mình học nên ngoài những kỹ thuật cứng thì anh phải tự mày mò, nghiên cứu để đem những kỹ thuật ấy áp dụng vào được với điều kiện quê mình. Anh mua trai nguyên liệu ở huyện Yên Dũng, con nào đạt yêu cầu thì cho vào cấy. Theo anh, có 02 loại trai đạt yêu cầu, trong đó, trai nguyên liệu cắt tế bào là những con trai từ 8 – 12 tháng tuổi, còn trai nguyên liệu cấy phải đạt từ 24 tháng tuổi đến 2 năm tuổi. Viên nhân được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Tùng bên khu nuôi trai của gia đình

 

Tùng chia sẻ, phương pháp cấy ngọc rất công phu, từ vệ sinh môi trường nước, chọn nhiệt độ phù hợp đến thức ăn cho trai... Trai sau khi mua về thả vào bể từ 24 – 48 giờ cho nhả bùn rồi cho vào cấy. Tùng cho hay, cấy ngọc phải trải qua 2 công đoạn cắt tế bào và cấy ghép. Các công đoạn này đòi hỏi người thợ sự kiên nhẫn, tỷ mỉ, chính xác đến từng milimet. Kỹ thuật cấy ghép tế bào trai là công đoạn khó nhất, trai sau khi được cấy ghép phải được nuôi trong môi trường nước bảo đảm, theo dõi trong vòng 48 giờ cho xì chất nhờn và bịt vết thương. Giai đoạn này phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, nếu nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng khiến trai bị chết. Sau khi cấy thì thả xuống dưỡng và theo dõi khoảng 15 – 20 ngày là có thể giao cho khách. Hiện nay, mô hình của Tùng được nhiều người quan tâm và đến tham quan, học hỏi. Trung bình 01 tháng anh cấy được khoảng 5.000 con, số trai đã cấy anh bán cho các hộ trong vùng và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Thái Nguyên…, còn lại gia đình anh nuôi. Tỷ lệ đậu ngọc ở trai nước ngọt khoảng 70 – 75%, sau 02 năm là cho ngọc trai đẹp. Mỗi viên trai từ 5 – 7 ly có giá bán trung bình 200 nghìn – 500 nghìn đồng, viên trên 7 ly có giá bán 600 nghìn – 800 nghìn đồng, đặc biệt có những viên đẹp đủ độ tròn, bóng, sáng,… sẽ có giá bán từ 2 triệu – 3 triệu/viên. Dự kiến đầu sang năm anh sẽ thu hoạch lứa trai đầu tiên, với giá bán như này cộng với nguồn thu từ việc bán giống thì anh sẽ thu về hàng tỷ đồng.

Anh còn chia sẻ thêm, thức ăn chính của trai là các loại tảo nên anh thả thêm một số các loại cá như trắm cỏ, chép… để có nguồn thức ăn dồi dào cho trai, qua đó có thêm nguồn thu nhập từ cá. Ngoài ra, trong vườn anh còn trồng khoảng 1.600 cây cam có độ tuổi từ 1-2 năm với đầy đủ hệ thống tưới nước tự động.

Chị Trần Thị Tuyết – Khuyến nông viên xã Đông Hưng cho biết, mới đây, đoàn công tác của UBND tỉnh, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Lục Nam đã đến tham quan và tìm hiểu về mô hình. Trong thời gian tới, rất mong các cơ quan ban ngành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của mô hình để dựa trên cơ sở đó nhân rộng trong tương lai.

Nguyễn Khương, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu