TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347150
  TÀI LIỆU KHCN

  Gia Lai: Người tiên phong trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh
27/09/2017

Chúng tôi đến tham quan vườn rau trồng phương pháp thủy canh của chị Kim Anh tại 113/2/11, đường Tô Vĩnh Diện, phường Hoa Lư, TP. Pleiku.

Vườn rau mới đem trồng trên giá một tuần trông rất đẹp mắt. Chị Kim Anh là người tiên phong trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ mô hình này chị đã nhân rộng ra nhiều địa điểm khác trên thành phố.

Vườn rau thủy canh của chị Kim Anh

Chị Kim Anh cho biết: Rau thủy canh không trồng trên đất, hạt giống sẽ được ươm trong các giá thể có chứa chất hữu cơ là các xơ dừa đã được xử lý nấm bệnh. Công dụng của giá thể là giúp cây non phát triển bộ rễ thời gian ban đầu. Hạt giống được nuôi trong khu vực vườn ươm từ 10-15 ngày tùy theo giống cây. Khi đủ điều kiện, cây giống sẽ được đưa ra vườn trồng bằng 3 phương pháp: thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu và thủy canh bề nổi.  

Thủy canh hồi lưu là phương pháp trồng rau trong các ống nhựa (có đục lỗ) được nối thành một hệ thống giàn, chia thành nhiều tầng. Bên trong các ống nhựa có chứa dịch thủy canh với thành phần phù hợp được pha với nước, trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh. Nước được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa sẽ đi theo đường ống để cung cấp chất dinh dưỡng cho rau phát triển; sau đó quay về bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín. Hệ thống này được thiết kế bơm tưới tự động, nên từ khi trồng rau cho đến khi thu hoạch sẽ không phải tưới nước.

Thủy canh tĩnh là phương pháp trồng rau trong các thùng đã được pha sẵn dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây thường làm bằng xốp và đặt cách bề mặt nước từ 0,5 cm đến 1 cm.

Thủy canh bề nổi là trồng rau trong các thùng đã được pha sẵn dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây cũng làm bằng xốp và rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng.

Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống.

Ưu điểm của sản xuất thủy canh so với thổ canh truyền thống là rau không tiếp xúc trực tiếp với đất mà được trồng trên các giá, cách mặt đất 1m nên cách ly với các loại sâu hại từ đất. Ngoài ra, nhờ trồng trong nhà màng, rau không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sâu bệnh và ô nhiễm bên ngoài. Tuy rau thủy canh ít sâu bệnh, nhưng tại cơ sở sản xuất rau vẫn tự điều chế các dung dịch bảo vệ thực vật sinh học như hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, rượu để phun khi phát hiện sâu, bệnh hại.

Hiện nay, cơ sở canh tác 10 loại rau ăn lá phổ biến như rau dền, rau muống, rau cải, xà lách… Do các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước theo tỷ lệ phù hợp vừa đủ nên sản phẩm cuối cùng không còn tồn dư hóa chất hay phải cách ly đủ ngày như cây trồng thổ canh. Rau cải, muống, dền, mồng tơi có thời gian sinh trưởng 25-30 ngày tính từ lúc gieo hạt, trong khi đó, rau xà lách là 40-45 ngày. Sau thu hoạch, rau được chuyển vào khu sơ chế, cắt bỏ rễ, tháo cốc nhựa, cuốn màng bọc thực phẩm quanh gốc để giữ độ tươi. Công nhân tiếp tục đóng rau vào túi nilon có nhãn mác rồi đóng thùng đưa đi tiêu thụ. Giá bán rau muống 25.000 đồng/kg, rau cải xanh là 25.000 đồng/kg, rau cần là 40.000 đồng/kg, cà chua tím: 100.000 đồng/kg…

Nhờ có kinh nghiệm tiếp thị nhiều năm nay nên hầu như các nhà trẻ, trường học trên địa bàn thành phố Pleiku đều đặt rau sạch từ các cơ sở của chị Kim Anh. Nhu cầu rau sạch rất lớn mà cở sở của chị chưa đáp ứng đủ.

Chị Kim Anh cho biết thêm: Công nghệ trông rau thủy canh, tiết kiệm diện tích, nhân công, điện nước, dễ lắp đặt. Năng suất rau cao hơn trồng trên đất 25-50%. Hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập đạt 30 triệu đồng/100 m2/năm.

Được biết, lắp đặt công nghệ trồng thủy canh đã có sẵn ngoài thị trường tùy theo diện tích đất và không gian sẵn có của từng gia đình mà lắp đặt hệ thống theo kiểu nào cho phù hợp. Thiết kế kiểu giàn thủy canh chữ A có ưu điểm lấy được ánh sáng nhiều và đều, tận dụng tối đa không gian trồng rau, lắp đặt đơn giản và vững chắc. Giàn thủy canh chữ A phù hợp với các kiểu sân vườn nhỏ hay sân thượng. Kiểu giàn thủy canh đứng thường sử dụng cho điều kiện hẹp về chiều rộng, thường lắp cho không gian ban công. Ưu điểm là rất tiết kiệm diện tích, đẹp và tiện cho việc chăm sóc thu hoạch rau. Giàn thủy canh thẳng đứng tốn công lắp đặt hơn giàn chữ A do nó không tự đứng vững được mà phải hàn hoặc bắt ốc vào các điểm tựa vững chắc như tường, cột... Thủy canh hàng ngang phù hợp cho quy mô lớn, trồng rau hiệu quả, năng suất và tiết kiệm nhân lực, áp dụng cho sản xuất thương mại. Cũng có thể tham khảo thiết kế rồi thuê thợ về hoặc tự lắp ráp rồi sơn chống nóng cho phù hợp với địa hình.

Với những ưu điểm vượt trội của nó, trồng rau thủy canh đang dần thay thế phương pháp trồng rau truyền thống, trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu trồng rau sạch, đặc biệt là đối với khu vực thành thị, thành phố lớn.

 

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu