TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346791
  TÀI LIỆU KHCN

  Tuyên Quang: Ông Niên làm kinh tế giỏi
09/01/2018

Những năm qua, trong phong trào sản xuất kinh tế giỏi tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, từng bước vươn lên làm giàu. Ông Trần Đình Niên ở thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên là một trong những hộ gia đình điển hình như thế!

Để có một cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay, ông Niên đã trải qua nhiều khó khăn, không ít lần thất bại do chưa có kinh nghiệm và kiến thức về phát triển kinh tế. Với ý chí không ngại khó và ý thức trách nhiệm của người chủ gia đình, ông đã tìm tòi để chọn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp nhằm từng bước phát triển kinh tế gia đình.

Những năm 1980, hoàn cảnh gia đình ông gặp nhiều khó khăn, mặc dù quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống. Với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, năm 1986, ông Niên cùng gia đình mạnh dạn đào 2.800 m2 ao để thả nuôi các loại cá truyền thống như trôi, mè, chép, trắm... Đây là những giống cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, không kén thức ăn, thị trường tiêu thụ rộng. Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình ông thu hoạch được gần 2 tấn cá. Ông Niên cho biết, nuôi cá không khó tuy nhiên cần phải chú ý khi nguồn nước và thời tiết thay đổi cá dễ nhiễm bệnh. Ngoài thức ăn được đặc biệt chú ý thì việc đảm bảo chất lượng nguồn nước trong ao cũng cần được quan tâm hàng đầu, nếu môi trường nuôi không sạch sẽ thì dễ gây bệnh cho cá. Do vậy, khâu tẩy dọn ao sau mỗi vụ nuôi phải làm tốt như tháo cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao... và để giữ cho nguồn nước của ao không bị ô nhiễm phải thường xuyên vớt các phần thức ăn dư thừa hằng ngày. Khi có biểu hiện không tốt về nguồn nước cần kịp thời xử lý bằng vôi bột hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép sử dụng.

Bên cạnh nuôi cá, năm 2007 ông đã vay mượn tiền từ anh em, bạn bè đầu tư trồng gần 4 ha keo lai. Theo ông, trong trồng rừng thì việc quyết định sự thành bại đó là khâu giống và chăm sóc cây sau khi trồng. Bởi thế, ông đã sử dụng giống cây có nguồn gốc rõ ràng và thực hiện theo đúng kỹ thuật để đưa năng suất rừng tăng lên. Năm 2014, diện tích keo của gia đình đến tuổi khai thác, sau khi trừ chi phí thu được 150 triệu. Nhận thấy trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nên ông đã đầu tư chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng vừa khai thác sang trồng cây ăn quả, với 2.400 gốc cam, ổi và bưởi. Đến nay, diện tích cây ăn quả của gia đình ông sinh trưởng tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Chỉ tính từ đầu vụ 2017, gia đình ông đã thu được gần 20 triệu đồng từ cây ổi Đài Loan.

Qua tìm hiểu, ông Niên nhận thấy chim bồ câu là giống dễ nuôi, thức ăn đơn giản, chủ yếu là ngô và thóc. Vì vậy ông đã mua 20 đôi chim bồ câu giống về nuôi thử. Quá trình nuôi ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch bệnh và thức ăn. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc nên đàn bồ câu của gia đình ông tăng dần qua từng tháng. Hiện tại gia đình ông có gần 400 đôi chim bố mẹ, mỗi tháng xuất bán ra thị trường gần 150 đôi, với giá 120 nghìn đồng/đôi, cho thu gần 20 triệu đồng/tháng.

 

Ông Niên (ngoài cùng, bên phải) trao đổi kinh nghiệm nuôi chim bồ câu của gia đình
 

Ông Vũ Văn Đoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nguyên cho biết: Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Niên còn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương chính sách của địa phương, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hộ hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm, được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng. Có thể nói, gia đình ông Niên là một trong những gia đình đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã, góp phần xây dựng xã Nông thôn mới ngày càng đổi mới./.

Lê Thị Thu Hường-Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu