TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347017
  TÀI LIỆU KHCN

  Lào Cai: Khởi nghiệp từ những khó khăn trong sản xuất
18/01/2018

Không đầu hàng trước công sức và vốn liếng của mình bị cơn bão cuốn đi, những ý nghĩ tự tin và sáng tạo của chị Lan và chị Phương đã giúp hai chị khắc phục thiệt hại trước mặt và mở ra một hướng đi tiềm năng để phát triển kinh tế cho gia đình hai chị cũng như các gia đình khác trong thôn.

Chăn nuôi lợn là thế mạnh của gia đình chị Lan và chị Phượng. Cũng như bà con trong tổ nhóm nông dân cùng sở thích chăn nuôi lợn xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, hơn 20 năm nay chưa khi nào hai chị trải qua gia đoạn giá bán lợn “rớt thê thảm” đến thế.

Lợn rớt giá đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống bà con nhân dân trong tổ nhóm. Đứng trước những khó khăn tưởng chừng như phải bỏ cuộc vì càng đợi chờ giá lợn tăng trở lại thì lại càng xuống thấp và kéo dài hơn thời gian chu kỳ xuất bán của nhiều lứa lợn. Hai chị cho biết, nếu trồng cây không thấy hiệu quả thì chặt bỏ luôn nhưng lợn không bán được vẫn phải cho chăn ăn, cho uống, thậm chí ngày ngày vẫn phải phòng trừ dịch bệnh cho nó, vì thế đã thảm lại cảng thảm hơn.

Trước khó khăn đó hai chị được mời tham gia hoạt động tìm kiếm, khơi nguồn ý tưởng kinh doanh tại cấp độ cộng đồng do Trung tâm Khuyến nông Lào Cai tổ chức. Tại buổi họp “khơi nguồn ý tưởng kinh doanh” đó, hai chị đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng làm xúc xích sạch từ chính thịt lợn do người dân xã Bảo Nhai chăn nuôi. Khi đưa ra ý tưởng này, nhiều thành viên trong tổ nhóm không ủng hộ vì nghĩ rằng lợn hơi còn chưa bán được thì sao có thể bán được xúc xích. Nhưng hai chị quyết tâm và mong muốn thử nghiệm ý tưởng khởi nghiệp của mình.

Chị Lan, chị Phượng và các thành viên trong tổ nhóm thảo luận ý tưởng khởi nghiệp

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ có ảnh hưởng, năng lực, tự tin trong quá trình ra quyết định và được hỗ trợ để hưởng lợi từ các cơ hội gia tăng về kinh tế, xã hội thuộc dự án “Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp - Chuỗi giá trị ngành hàng thịt lợn” đã giúp hai chị hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh của mình từ chính sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên dự án chỉ thúc đẩy một phần rất nhỏ là hỗ trợ về phần nâng cao năng lực, cụ thể là hỗ trợ kinh phí cho hai chị tham gia khóa tập huấn kiến thức liên quan đến nội dung khởi nghiệp, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn về thị trường tiêu thụ và vay vốn (mức vay quy định 10 triệu đồng/hộ, thời gian cho vay 12 tháng). Các chi phi khác như dụng cụ, thiết bị để sản xuất, bảo quản xúc xích... các hộ thực hiện phải tự bỏ ra.

Trước khi thực hiện ý tưởng khởi nghiệp làm xúc xích sạch, hai chị được tham gia chuyến tham quan nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm xúc xích; tham quan các cơ sở xản xuất giò, chả, xúc xích trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Kết thúc hoạt động tham quan khảo sát, hai chị ra TP Lào Cai tham gia khoá học sản xuất xúc xích tại Cơ sở sản xuất xúc xích Hải Vân. Khóa học chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày nhưng hai chị được học cả lý thuyết và thực hành chế biến xúc xích, được tư vấn về máy móc, dây truyền, thiết bị, công nghệ và các nguyên liệu phục vụ sản xuất xúc xích…

Dám làm và thực sự mong muốn thử nghiệm ý tưởng khởi nghiệp của mình là động lực để hai chị phân tích cho gia đình các chị ủng hộ và vét hết những đồng vốn có được của gia đình để đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp của mình. Trong quá trình học làm xúc xích tại thành phố Lào Cai, hai chị đã mua 02 bộ thiết bị, công nghệ sản xuất xúc xích (giá trị từ trên 30 triệu đồng/bộ thiết bị). Khi đã đầu tư đủ dụng cụ, thiết bị sản xuất xúc xích cộng với việc có kỹ thuật trong tay hai chị bắt tay ngay vào sản xuất xúc xích. Hai chị cũng mạnh dạn phối hợp với chính quyền xã, Trung tâm Khuyến nông thực hiện việc thử nghiệm sản xuất xúc xích ở cấp độ hộ. Khi thưởng thức xúc xích hấp, rán do hai chị sản xuất, các đại biểu có chung đánh giá: xúc xích sau rán có màu vàng đẹp, mịn, ăn giòn, ngọt và có hương vị thơm ngon. So sánh với các loại xúc xích bày bán tại siêu thị, chất lượng xúc xích sản xuất tại các hộ gia đình không thua kém mà giá thành rẻ hơn (dao động từ 120.000 -140.000 đồng/kg).

Thời gian đầu khởi nghiệp hai chị gặp không ít khó khăn như vốn đầu tư để sửa chữa, làm mới khu chế biến xúc xích, dụng cụ bảo quản theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai chị đã mạnh dạn đầu tư gần 80 triệu đồng để xây dựng mới khu chế biến, đầu tư dụng cụ, thiết bị để sản xuất, bảo quản xúc xích được đảm bảo vệ sinh an toàn, ngon và chất lượng hơn. Hai chị cũng đưa ra nhiều phương án để tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm.... để người tiêu dùng biết đến sản phẩm xúc xích sạch Bảo Nhai. Ban đầu hai chị làm sản phẩm biếu tặng (bán theo hình thức khuyến mại chào hàng) để bà con nông dân trong xã Bảo Nhai ăn thử sản phẩm. Khi được bà con nhân dân trong xã đón nhận ủng hộ và đánh giá cao về chất lượng, hai chị có thêm động lực mang sản phẩm giới thiệu tại các phiên chợ, nhà hàng, trường học, quán ăn nhanh trên địa bàn các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà và các huyện khác.

“Trời không phụ công người”, đến nay, chị Phượng và chị Lan đã có một hướng đi rất tiềm năng để phát triển kinh tế cho gia đình cũng như giúp bà con nông dân trong xã cùng phát triển. Bằng chứng là hiện nay, bình quân mỗi ngày hai chị sản xuất 18-22 kg thịt/ngày/hộ, tương đương với 23-28 kg xúc xích/ngày. Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó (chủ yếu là sản xuất theo đơn hàng). Thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội (có thời điểm sản xuất trên 40 kg thịt/ngày vì đơn đặt hàng nhiều). Sản phẩm xúc xích và giò của hai chị đã được quảng bá tại Hội chợ thương mại Việt Trung tổ chức tại Lào Cai.

Chị Phượng và chị Lan cho biết hiện nay chị đang bắt đầu liên kết với các nhà hàng, hộ kinh doanh trên địa bàn xã, huyện cũng như một số trường học, trạm y tế... để cung cấp xúc xích, giò sạch phục vụ các sự kiện. Hơn nữa từ việc tiếp thu kỹ thuật công nghệ làm xúc xích, chị Phương và chị Lan đã nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm là lạp sườn, giò, nem chua… vừa để khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị đã đầu tư, vừa có thêm nguồn thu. Các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và yên tâm sử dụng.

Chị Lan, chị Phượng với những sản phẩm xúc xích do mình làm ra

 

Việc chế biến xúc xích đã góp phần tiêu thụ thịt lợn cho chính các thành viên trong tổ nhóm và tạo thêm công việc kết hợp chuyển giao công nghệ cho các hộ trong quá trình thực hiện. Toàn bộ lượng thịt lợn được chị Phương và chị Lan mua và đặt hàng với các hộ chăn nuôi trong tổ nhóm nên dễ dàng quản lý chất lượng đầu vào và truy suất nguồn gốc lô hàng theo từng ngày.

Ý tưởng khởi nghiệp làm xúc xích của chị Lan và chị Phượng thực sự ý nghĩa và hiệu quả trong bối cảnh thị trường thịt lợn bất ổn như vừa qua. Thông qua hoạt động này đã tạo động lực, niềm tin và có sức lan tỏa để các hộ khác mạnh dạn khởi nghiệp ở lĩnh vực khác.

Lê Thanh Hương-Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu