TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 346938
  TÀI LIỆU KHCN

  Hải Phòng: Tấm gương tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp
12/09/2018

Tình yêu với nông nghiệp, gắn bó ruộng đồng, lòng quyết tâm và khát vọng làm giàu chính đáng, từ 6 sào ruộng vừa trồng dưa và lúa, đến nay gia đình ông đã có hơn 30 mẫu ruộng, hàng loạt các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều đặc biệt trong số các máy móc đó, một số máy là do ông tự tay chế tạo.

Ông là Nguyễn Văn Nam trú tại thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Mọi người trong xã gọi ông là “địa chủ sản xuất nông nghiệp”.

Vụ xuân 2014, khi mà gieo cấy bằng mạ khay – máy cấy còn khá mới trên địa bàn xã nói riêng cũng như trên địa bàn huyện Kiến Thụy nói chung thì ông Nam là người mạnh dạn thử nghiệm. Trên mảnh ruộng 6 sào của gia đình, gia đình ông Nam được Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng kết hợp với Công ty Thuận Lợi hỗ trợ toàn bộ chi phí gieo mạ khay, máy cấy. Ngày đầu tiên khi máy cấy hoạt động trên ruộng nhà ông, rất nhiều bà con trong xã đến xem. Người ủng hộ, người không đồng tình vì mật độ cấy quá thưa so với cấy truyền thống, họ lo ngại về năng suất sẽ không đạt. Nhưng ông tin vào kỹ thuật, tin vào khoa học.

Vì là phương thức trồng mới nên đòi hỏi việc chăm sóc cũng mới. Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, Trạm Khuyến nông nhiệt tình tư vấn giúp ông. Vụ xuân năm đó ông thắng lợi lớn, tạo niềm tin cho bà con trong xã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thay thế những phương thức sản xuất lạc hậu.

Không dừng ở đó, những vụ tiếp theo, ông Nam là người tích cực trong việc khảo nghiệm những giống lúa mới, từ đó giúp huyện, thành phố tìm ra giống lúa phù hợp với đồng đất của địa phương. Ngoài ra, dốc hết vốn liếng ông đầu tư một loạt máy móc như máy cày lồng cỡ lớn, máy gặt, máy cấy, máy gieo mạ, khay mạ, máy bón phân, máy phun thuốc sâu,… để phục vụ gia đình và bà con sản xuất trong xã.

Ông Nam tâm sự, cứ đến vụ cấy, gặt, lượng lao động trẻ trong xã phần lớn đi làm công nhân tại các công ty, rồi đi buôn bán bên thành phố,… không thuê đâu được thợ cấy, gặt, hoặc có thuê thì công lao động rất cao, một sào gặt hoặc cấy mất 300-350 nghìn đồng/công/ngày, trừ các chi phí đi thì bà con không có lãi, người dân chẳng còn thiết tha đến nông nghiệp. Diện tích ruộng của xã bị bỏ không những năm đó thuộc hàng cao nhất huyện. Từ khi có máy móc, tình trạng thiếu nhân công trong những vụ cấy, vụ gặt không còn nữa.

Đầy đủ máy móc trong tay, được hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, vụ đầu tiên ông Nam nhận gieo mạ khay và cấy máy cho 10 ha ruộng của bà con trong xã. Tận dụng vỏ trấu sau xay xát ông đem ủ hoai mục kết hợp với đất ải ở địa phương để gieo mạ khay. Thời gian đầu ông thuê thợ đập nhỏ đất thấy vất vả quá mà hiệu quả không cao, ông tự tìm tòi và chế tạo máy xay đất cho riêng mình. Máy ông chế tạo ra có thể xay 4 khối đất/h, đất sau say nhỏ có đường kính 5-6 mm đạt tiêu chuẩn đất gieo mạ khay. Cũng nhờ tận dụng và sáng tạo nên chi phí gieo và cấy mạ khay của ông rất thấp, ông thu các hộ 220-240 nghìn đồng/sào bao gồm cả công gieo, chăm sóc mạ và cấy, so với độc thuê công cấy như trước đây 350 nghìn đồng/sào thì việc gieo mạ khay máy cấy rẻ hơn nhiều.

Chi phí giảm, năng suất tăng nên mọi người tìm đến ông nhiều hơn. Ngoài phục vụ bà con trong xã ông còn nhận thêm ruộng để cấy tăng thu nhập cho gia đình mình. Hiện ông thuê trên 30 mẫu ruộng mà phần lớn trong số đó là ruộng của các hộ bỏ hoang nhiều năm không canh tác để gieo cấy bằng việc hỗ trợ bà con có ruộng 20 kg thóc/vụ và đưa máy xuống cấy. Những diện tích bỏ hoang ngày nào cỏ mọc um tùm giờ đây được thay thế bằng những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Nhờ ông mà diện tích ruộng bỏ không của xã ngày một ít đi, diện tích cấy máy của cả xã ngày một tăng và nằm trong các xã đứng đầu của huyện về tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Nam làm đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ tiếp theo trên những mảnh ruộng trước kia bỏ hoang

 

Ruộng nhiều, năng suất tăng, mỗi vụ ông thu hoạch 65-80 tấn thóc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phơi phóng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ riêng thóc lúa của nhà ông mà còn của cả các bà con trong xã, nhất là sau thu hoạch vụ xuân thường gặp gặp mưa lớn kéo dài nên việc thóc lúa hỏng do không phơi được rất nhiều. Ông lại trăn trở, tìm tòi trên mạng và đặt mua máy sấy thóc từ miền Nam chuyển ra để phục vụ mình và bà con trong ngoài xã. Lúa thu hoạch về đến đâu thì ông sấy hết đến đó, mỗi lần sấy 3 tấn thóc. Thóc được sấy nên gạo ngon và không bị gãy như phơi trực tiếp ngoài nắng trời, vì vậy được thương lái rất chuộng và được giá.

Vụ xuân 2018 vừa rồi, thu nhập từ hơn 30 mẫu lúa cấy trên 500 triệu đồng, trừ chi phí đi cho lãi khoảng 250 triệu đồng. Tổng thu nhập 1 năm của nhà ông từ việc cấy lúa, gieo mạ khay, máy cấy, sấy thóc, bán vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và xay xát trên 700 triệu đồng/năm.

Nhờ mạnh dạn trong đầu tư máy móc, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tích tụ ruộng đất, mà cuộc sống gia đình ông ngày một khá giả hơn. Song song với làm tốt việc phát triển kinh tế gia đình, ông còn nhiệt tình hỗ trợ các hộ gia đình trong thôn về kiến thức khoa học kỹ thuật trong trồng trọt nên ông được nhiều bà con tin yêu và kính nể. Gia đình ông còn tạo việc làm cho gần chục lao động trong xã với mức thu nhập mỗi tháng là 4,5 triệu đồng/người, thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đại Đồng.

Nguyễn Hương Giang, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu