TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 347025
  TÀI LIỆU KHCN

  Bắc Giang: Hiệu quả cao từ nghề vỗ béo bò
12/01/2019

Để chủ động nguồn thức ăn đủ nuôi vỗ béo khoảng 15- 20 con bò trong điều kiện thời tiết như hiện nay quả thực rất khó. Tuy nhiên với gia đình anh Đoàn chị Thắm ở thôn Bùng xã Nhã Nam huyện Tân Yên thì lại khác.

 

Anh  Đoàn nói: “Vỗ béo bò là nghề chính của gia đình tôi, trung bình một năm tổng đàn bò của gia đình khoảng 60 con, tương đương với 4 lần vào đàn, mỗi lần vào khoảng 15 con. Mỗi con bò vỗ béo từ  2,5 – 3 tháng, sau khi trừ chi phí mỗi con cho lãi khoảng 2,5 - 3 triệu đồng”. Như vậy tiền lãi từ vỗ béo bò của gia đình anh Đoàn khoảng  120 – 150 triệu/năm.

Tiếp chúng tôi trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại nhưng không khí trong nhà anh chị thật sự  ấm cúng. Chị Thắm - vợ anh Đoàn cho biết anh chị đã gắn bó với cái nghiệp vỗ béo trâu, bò cách đây hơn 10 năm. Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào việc vỗ  béo bò. Theo chị Thắm khó khăn nhất là vỗ béo trâu bò vào thời điểm mùa đông. Khi điều kiện thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, nguồn cỏ tự nhiên khan hiếm, nếu không chăm sóc nuôi dưỡng tốt rất có thể gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Vỗ béo bò là nghề chính của gia đình anh Đoàn, chị Thắm

 

Ý thức được việc trâu bò đổ ngã trong vụ đông chủ yếu do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của chủ hộ không được tốt, chuồng nuôi không đủ ấm, nền chuồng ẩm ướt nên năm nào gia đình anh chị cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng về chuồng trại, thức ăn và chủ động áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc đàn trâu bò trước khi bước vào vụ. Với số lượng đàn bò có thời điểm lên đến 20 con thì việc giải quyết đủ và đều thức ăn thô xanh quanh năm là hết sức quan trọng. Chính vì vậy ngoài việc dành một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ và gieo ngô dầy cho trâu bò ăn thì anh chị còn tận dụng hết những bờ bãi bỏ hoang để trồng cỏ. Giống cỏ của gia đình anh là do cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đăng ký mua giúp. Đây đều là những giống cỏ có năng suất cao như cỏ VA06, cỏ ngô…

Ngoài việc cho năng suất cao, các giống cỏ này có thời gian khai thác lâu, từ 2-3 năm sau mới phải trồng lại. Vào những thời điểm cỏ sinh trưởng phát triển mạnh như mùa hè, nguồn thức ăn dồi dào gia đình anh chị thường tận dụng cỏ, rơm và thân cây ngô đem phơi khô đánh đống bảo quản trong nhà kho hoặc ủ chua để dự trữ khi mùa đông đến. Hàng năm anh chị thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức nên cũng học hỏi và áp dụng được rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn chăn nuôi như: tiến bộ trong việc ủ chua thức ăn, ủ rơm với u rê hoặc phương pháp làm mềm thân cây ngô, làm mềm rơm cho trâu bò ăn… Điều đặc biệt anh chị nhận thấy rằng sau khi xử lý rơm, cỏ hay thân cây ngô bằng các phương pháp trên thì trâu bò ăn được nhiều hơn, lớn nhanh hơn nên nhanh được xuất bán hơn.

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu bò anh chị cũng rất chú trọng việc tu sửa, che chắn chuồng trại mỗi khi mùa động về. Không những che chắn bằng bạt, anh chị luôn giữ cho nền chuồng sạch sẽ, khô ráo, tránh dội nước rửa nền chuồng. Việc vỗ béo bò của gia đình vào mùa đông chủ yếu là nuôi nhốt tại chuồng, nhất là những ngày nhiệt độ xuống dưới 100C thì không lùa trâu bò đi chăn mà cung cấp thức ăn, nước uống tại chuồng cho trâu bò ăn.

Một trong những công tác góp phần tạo nên thành công từ việc vỗ béo trâu bò của gia đình anh chị đó là công tác vệ sinh thú y và phòng dịch bệnh. Sau mỗi lứa nuôi anh chị thường để trống chuồng khoảng 15 ngày. Trong những ngày trống chuồng anh chị thường vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu chăn nuôi bằng vôi bột và các loại thuốc sát trùng. Hằng năm anh chị thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ cho đàn trâu bò của gia đình theo đúng sự chỉ dẫn của cán bộ thú y địa phương. Chính vì làm tốt các công tác trên mà gia đình anh chị hầu như không bị thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Nghề vỗ béo trâu bò là nghề mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho gia đình anh Đoàn, chị Thắm. Đây cũng là hướng phát triển kinh tế mới với người dân, góp phần cải thiện cuộc sống.

 

Nguyễn Thị Thanh, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu