1. Tên xã: UBND Xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT
2. Vị trí địa lý, diện tích đất đai, khí hậu, đơn vị hành chính:
* Vị trí địa lý:
Xã Phước Hội nằm ở phía Đông Nam huyện Đất Đỏ, có ranh giới tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông Bắc giáp xã Láng Dài
- Phía Đông Nam giáo xã Lộc An
- Phía Tây Nam giáp Thị trấn Đất Đỏ
- Phía Tây giáp Long Mỹ
- Phía Bắc giáp Phước Long Thọ và Thị trấn Đất Đỏ.
Phước Hội có tổng diện tích tự nhiên là 2.270,75 ha, được chia làm 04 ấp, tổng hộ dân 1593 hộ với 6303 nhân khẩu. Xã có đường Tỉnh lộ 52 chạy qua với chiều dài khoảng 4km, nằm cách trung tâm huyện Đất Đỏ khoảng 2km và thành phố Bà Rịa khoảng 15km nên có vị trí khá thuận lợi trong việc trao đổi và lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội.
* Đơn vị hành chính (cơ cấu xã, số thôn/làng):
Trụ sở UBND xã Phước Hội đóng trên địa bàn ấp Hội Mỹ, diện tích khuôn viên 3.700m2, bao gồm khối nhà làm việc xây dựng 02 tầng, hội trường và còn lại là sân và các phòng chức năng. Nhìn chung, chất lượng phòng ốc đến nay còn khá tốt. UBND xã hiện có 04 ấp đều có trụ sở ấp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho người dân trên địa bàn mỗi ấp.
Các cơ quan đóng trên địa bàn xã: Bưu điện, trạm viễn thông, C46, Trung tâm Y tá huyện Đất Đỏ.
* Đặc điểm khí hậu:
Xã Phước Hội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, không có mùa đông lạnh, ít gió bão, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,3oC), tổng tích ôn lớn (9.599oC), số giờ nắng cao (2.600 giờ/ năm). Lượng mưa thấp (trung bình 1.352 – 1.537 mm/năm) và phân bổ không đều; một năm có 02 mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa khoảng 80 – 85% lượng mưa cả năm; mùa khô, nắng hạn kéo dài, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
3. Dân số phân theo giới tính:
Dân số luôn gia tăng và dẫn đến là sự gia tăng về nhu cầu kinh tế, an sinh xã hội, môi trường, nhất là gia tăng về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, văn hóa – TDTT,…). Đến thời điểm hiện nay, dân số toàn xã có khoảng 6.303 người, trong đó tổng số nam là 3.076 người, nữ là 3.227 người. Dự báo dân số đến năm 2015 là 6.421 người, năm 2020 là 7.911 người.
4. Ngân sách xã
Địa phương được thực hiện khoán chi hành chính, trên cơ sở khoán của huyện giao hàng năm, địa phương đã cân đối bố trí phân cho các ngành cụ thể để có nguồn chi hoạt động theo đúng chế độ, tiêu chuẩn trong phạm vi dự toán. Đồng thời thực hiện tiết kiệm các nguồn chi tiêu để đảm bảo nguồn ngân sách được khoán hàng năm. Việc phát triển các nguồn thu cho ngân sách cũng luôn được quan tâm nhằm khai thác và bổ sung nguồn thu cho địa phương. Tổng thu ngân sách đến nay đạt 6.57 tỷ đồng/năm – tăng so với năm là 8,66 lần.
* Sản xuất nông nghiệp:
Chuyển dịch phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất trang trại tập trung, vùng trang trại cây đặc sản, vùng nuôi trồng thủy sản. Vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện áp dụng tiếp bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khuyến khích các hình thức liên kết các khâu sản xuất với chế biến và tiêu thụ.
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây hàng năm (trước hết là lúa, màu năng suất thấp); sau đó là giảm diện tích các loại cây lâu năm khác (tràm, điều già cỗi…) sang trồng các loại cây trồng có giá trị cao theo hướng VietGap như hồ tiêu, cao su, điều ghép, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, rau màu thực phẩm, hoa cây cảnh và đào ao nuôi thủy sản. Hình thành các vùng nuôi thủy sản, các khu trồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, kịp thời tuyên truyền hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trị. Thường xuyên kiểm tra và đẩy mạnh các mô hình đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng được đầu tư trên địa bàn. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến khoa học kỹ thuật trong trồng trọt.
- Tận dụng quỹ đất trồng cỏ hiện có nhằm phát triển khu chăn nuôi.
* Thủy sản:
Xã Phước Hội có khá nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nuôi thủy sản nước ngọt do có vùng đất thấp ven kênh Bà Đáp, có nguồn nước khá chủ động thuận lợi cho nuôi thủy sản nước ngọt. Diện tích đất mặt nước hiện có 13,01ha. Tuy nhiên do điều kiện đầu tư thực hiện còn nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và nhất là đầu ra nên đến nay bình quân hàng năm thực hiện 8ha. Tận dụng tối đa mặt nước hiện có và các ruộng trũng để cải tạo thành ao nuôi cá nước ngọt. Các loại cá chọn nuôi gồm: cá rô phi lai đơn tính dòng Gift, cá rô đồng, cá chép, cá tai tượng, cá trê vàng, cá trắm cỏ, cá trôi Ấn Độ… Ngoài ra, trên cơ sở các mô hình hiện nay có nên phát triển mạnh một số loại thủy sản đặc sản như: cá sấu, ba ba, rắn, rùa, lươn, ếch…
* Lâm nghiệp:
Hiện nay địa phương có 151 ha rừng tái sinh. Diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn là 642,92ha. Trong năm bà con đã khai thác 45ha cây tràm bông vàng đạt 105% kế hoạch đề ra, và đã trồng lắp lại 20/30ha cây tràm, đạt 66,7%. Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2011, toàn xã có 147,09ha đất rừng phòng hộ. Định hướng phát triển phần diện tích này thành khu du lịch sinh thái.
6. Công nghiệp:
Trên địa bàn có 12 cơ sở gồm 01 cơ sở nước đá, 03 cơ sở chế biến hải sản, 04 cơ sở chế biến nông sản, 02 cơ sở sản xuất ống giếng, 02 cơ sở hàn xì, 02 cơ sở sản xuất cửa nhôm.
7. Đầu tư:
Xây dựng các công trình cơ bản như: Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, công trình được giao thông nông thôn, công trình văn hóa xã hội – giáo dục, công trình trụ sở hành chính.
8. Thương mại dịch vụ, du lịch
* Thương mại – dịch vụ: có 02 ngôi chợ phục vụ cho việc mua bán trao đổi hàng hóa. Trong đó có 01 chợ Phước Lợi được xây dựng mới đưa vào sử dụng đầu năm 2003. Các mặt hàng buôn bán có phong phú hơn trước đáp ứng được nhu cầu mua bán, tiêu dùng sinh hoạt bình thường của người dân. Đến nay trên địa bàn xã có 142 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ.
* Du lịch: Do đặc thù của địa phương chưa có điều kiện phát triển kinh tế về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Đến nay bước đầu đã có 02 dự án phát triển du lịch sinh thái. Trong đó có 01 dự án liên xã Lộc An – Phước Hội đã kiểm kê 01 dự án còn lại thuộc xã Phước Hội (khu vực rừng tái sinh).
9. Vận tải, bưu chính, viễn thông
Trên địa bàn xã có 01 bưu điện văn hóa với diện tích khoảng 50m2, đạt chuẩn phục vụ cho nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô gắn với việc xây dựng thư viện để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân ngày càng phát triển. Bên cạnh còn có 03 điểm dịch vụ internet để phục vụ nhu cầu cho người dân.
10. Giáo dục, y tế, văn hóa và mức sống:
* Giáo dục: Toàn xã có 01 trường THPT, 01 trường THCS, 02 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo, 01 TTGDTX.
* Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia hình thức bảo hiểm y tế đạt 48% với 2.738 người. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn, tính từ đầu năm 2010 đến nay, xã đã cấp được 08 giấy chứng nhận cho các cơ sở ăn uống.
Trạm y tế có cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn quốc gia, diện tích còn thiếu so với tiêu chí nông thôn mới. Cần được nâng cấp mở rộng. Diện tích hiện trạng 1.700m2, trạm gồm có 12 phòng, 10 giường bệnh, 02 phòng bệnh, 01 phòng hộ sinh. Tổng cộng 06 cán bộ y tế: 02 y sĩ, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng, 01 cán bộ dân số, 01 dược sĩ, Trạm chưa có bác sĩ.
* Văn hóa: Địa phương hướng dẫn cho các chức sắc tôn giáo làm thủ tục được cấp trên cấp phép sửa chữa và xây dựng, nhìn chung các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật. Nhờ có chính sách phù hợp, nên tình hình tôn giáo hoạt động ổn định, các chức sắc, tín đồ tôn giáo luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đã góp phần làm ổn định đời sống văn hóa xã hội và thực hiện thắng lợi các phong trào ở địa phương. Toàn xã có 04/04 ấp đạt chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, năm 2005 xã được công nhận là xã văn hóa.
11. Thu nhập bình quân đầu người
Nâng cao thu nhập bình quân so với năm 2011 đạt 26 triệu đồng/người/năm, là xã có mức thu nhập bình quân tương đối trung bình trong huyện, đạt 1.3% so với mức thu nhập bình quân chung của Tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia của địa phương hiện nay là 1.3%, tương ứng với 20 hộ.
12. Định hướng phát triển xã trong thời gian tới.
Phấn đấu xây dựng xã Phước Hội trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh, phát huy một cách tốt nhất các tiềm năng và thế mạnh hiện có để đẩy tốc độ phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại – dịch vụ, du lịch – tiểu thủ công nghiệp, nông – lâm – nghư nghiệp” nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã tăng bình quân giai đoạn (2011 – 2015) 11 – 13%/năm, giai đoạn (2016 – 2020) 13-15%/ năm. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển nông nghiệp toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng sản phẩm, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, kỹ thuật và thị trường, tăng diện tích cây nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó phát triển mạnh các ngành dịch vụ, thương mại trên cơ sở đầu tư mới chợ Phước Hội để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô, số lượng và chất lượng của hoạt động thương mại được đa dạng, phong phú.