TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 119982

  TRỒNG TRỌT

  Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu thành công với nông nghiệp hữu cơ
02/11/2019

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện 1 số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhờ đó đã tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.Thu hoạch rau trồng theo hướng hữu cơ của gia đình ông Lương Văn Quang, phường Long Hương, thành phố Bà Rịa.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện 1 số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhờ đó đã tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được nhiều người tiêu dùng tin dùng và lựa chọn.Các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có đầu ra rất ổn định, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng. Đặc biệt, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho người trồng mà còn đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.Mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ của gia đình ông Lương Văn Quang, tổ 13, khu phố Hương Điền, phường Long Hương, thành phố Bà Rịa được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai là mô hình trình diễn sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ từ tháng 5/2017.Theo ông Lương Văn Quang, nhu cầu của người thân trong gia đình mong muốn được ăn rau sạch, không có hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe đã thôi thúc ông tìm hiểu về mô hình trồng rau sạch không hóa chất, hoàn toàn theo hướng hữu cơ.Qua khảo sát thực tế tại các vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh, phía Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã trao đổi với gia đình ông Quang và chọn làm mô hình để triển khai thực hiện mô hình trình diễn sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ.Các loại rau được trồng trong nhà lưới, với diện tích 400m2, gồm các loại rau cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, rau dền, khổ qua…Cũng theo ông Quang, để sản xuất rau theo hướng hữu cơ khâu xử lý đất là rất quan trọng. Đất phải được làm kỹ, xử lý vôi, phân bón là các loại phân bò, phân gà đã được ủ hoai mục kết hợp với xử lý nấm vi sinh Trichoderma, kết hợp tưới thúc bổ sung dinh dưỡng cho rau.

Trong quá trình trồng, nếu xuất hiện sâu bệnh, phải vệ sinh sạch sẽ vườn rau, thu gom những cây, lá hư vào một nơi để tiêu hủy; luân canh các loại rau khác nhau góp phần thiệt hại cho vụ sau. Còn khi sâu hại rau nhiều phải tiến hành phun xịt các chế phẩm gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu; sử dụng các bẫy dính, vợt để bắt sâu trưởng thành.Ông Quang cho biết, khi mới chuyển qua hướng hữu cơ năng suất giảm hơn so với sản xuất có sử dụng phân, thuốc hóa học, rau cũng xấu hơn. Tuy nhiên, đất trồng rau lại nhanh chóng được khôi phục, màu mỡ hơn, đến nay rau sinh trưởng rất tốt, năng suất đảm bảo, chi phí cho vụ rau nhờ đó đến nay cũng giảm hơn nhiều, giá bán các loại rau luôn ở mức cao và ổn định, thị trường tiêu thụ cũng ổn định, cung không đủ cầu.Hiện nay, với giá bán khoảng 20.000 đồng/kg rau xanh, trung bình mỗi tháng gia đình ông Quang xuất khoảng hơn 4 tạ rau, sau khi trừ chi phí ông còn lời khoảng 20 triệu/tháng.Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá, với mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ năng suất sẽ giảm từ 30-40% so với trồng rau sử dụng phân vô cơ, nhưng bù lại chất lượng rau rất tốt, giàu dinh dưỡng được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng, giá bán thì cao, đầu ra ổn định. Tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên để trồng rau hữu cơ là các yếu tố đất, nước phải đảm bảo không có kim loại nặng, các chất độc hại.Bên cạnh đó, điểm mấu chốt là nông hộ không được phép dùng bất kỳ hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học mà hoàn toàn 100% bằng hữu cơ từ phân bón đã được xử lý, ủ hoai mục, thuốc trừ sâu hoàn toàn được bào chế từ tự nhiên.Hợp tác xã cacao hữu cơ Châu Đức (xã Xà Bang, huyện Châu Đức) hiện có 30 thành viên canh tác trên 70ha. Đây là một trong những hợp tác xã sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của tỉnh, sản xuất cacao hiện nay đã được xuất đi thị trường Nhật Bản.Anh Hồ Sĩ Bảo, Giám đốc hợp tác xã cho biết, ngoài 20ha cacao tại khu vực phường Hắc Dịch (thị xã Phú Mỹ), anh đã chọn huyện Châu Đức để xây dựng nguồn nguyên liệu cacao, với 50ha.Anh đã tập hợp bà con nông dân trồng cacao và hướng dẫn quy trình canh tác theo hướng hữu cơ và tháng 7/2017, và thành lập Hợp tác xã cacao hữu cơ Châu Đức. Từ đây, nông dân canh tác theo một quy trình kỹ thuật, phân bón, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng nhất và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.Trung bình mỗi ha cacao với sản lượng khoảng hơn 2 tấn hạt, trừ chi phí bà con thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng. Sản phẩm cacao của các thành viên hợp tác xã cũng được Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Amazon cũng do chính anh Hồ Sĩ Bảo làm giám đốc công ty bao tiêu 100% sản phẩmAnh Hồ Sĩ Bảo, Giám đốc Công ty thực phẩm Amazon cho biết hiện nay, các mặt hàng bột cacao, chocolate, bơ, rượu cacao chế biến từ hạt cacao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty cũng đã xuất khẩu được sang thị trường Nhật Bản, với các sản phẩm như chocolate organic 92%, chocolate organic 72%, chocolate organic trà xanh.Ngoài sản phẩm cacao, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hồ tiêu cũng là sản phẩm đang được một số hộ dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ.Ông Lương Văn Thăng, Phó Chủ tịch Hội Hồ tiêu tỉnh cho biết, từ năm 2013 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh và các doanh nghiệp như Công ty Olam Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gia vị Việt Nam, Công ty Harris Freeman triển khai dự án “Phát triển hồ tiêu bền vững” trên địa bàn 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, với tổng diện tích gần 1.300ha.Trẻ em được đến tham quan và trải nghiệm thu hoạch rau sạch tại trang trại Sunny Farm – mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ tại phường 12, thành phố Vũng Tàu.Tham gia dự án, các hộ trồng tiêu được tiếp cận các mô hình canh tác tiêu sạch phù hợp theo yêu cầu, tiêu chuẩn của khách hàng châu Âu và Nhật Bản…Với việc sản xuất theo phương pháp canh tác hữu cơ, nông dân đã thay đổi cách sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học độc hại để chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân bò, phân dê…) và thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp.Khi đáp ứng được các tiêu chí quy định, người trồng tiêu sẽ được cấp các chứng nhận đạt chuẩn quốc tế như GlobalGAP, Rainforest Alliance (RA)…Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã manh nha một số mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, nhưng diện tích chưa nhiều.Hiện trở ngại đầu tiên khi xây dựng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh chính là thói quen sử dụng hóa chất khi sản xuất nông nghiệp của nông dân. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao. Ngoài ra, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong quá trình canh tác, các khâu như nước, giống, các vật tư nông nghiệp sử dụng phải được tổ chức uy tín công nhận.Trước thực tế này, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho rằng, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đúng nghĩa cần nhiều thời gian, nguồn lực, kinh phí đào tạo nông dân và các thủ tục chuyển đổi và tiếp cận thị trường.

Bên cạnh đó, cần đưa ra các chính sách khuyến khích các cửa hàng, siêu thị thu mua tập trung, nhằm bảo đảm đầu ra bền vững và lâu dài. Ngoài ra, chính sách vận động các hộ nông dân và những nhóm sản xuất nhỏ tạo liên kết với nhau, thành mô hình hợp tác xã có phương thức liên kết để bảo đảm thị trường tiêu thụ.Trước những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, Ngày 23/4/2019 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 990/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025.Theo kế hoạch này, trong giai đoạn I, từ năm 2020-2022, tỉnh xác định các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng theo hình thức hữu cơ trên một số cây trồng gồm lúa, hồ tiêu, cacao, rau các loại, cây ăn quả. Đồng thời, sẽ thực hiện 5 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 3 loại cây trồng với diện tích 1,9ha, sản lượng khoảng 10 tấn/năm.Trên cơ sở đó xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh đối với rau, cacao, hồ tiêu. Đến giai đoạn II (từ năm 2023-2025), tỉnh sẽ thực hiện 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 7 loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản với diện tích 52,2ha, sản lượng khoảng 150 tấn/năm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ.Dự toán tổng kinh phí triển khai Kế hoạch vào khoảng 18,9 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách khoảng 9,4 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của cơ sở sản xuất. Đây sẽ là cơ hội, điều kiện tốt để các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, mở rộng diện tích sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

 

nông nghiệp - nông thôn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.681.102 - Fax: (84.064) 3.681.102
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu