TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 119915

  TRỒNG TRỌT

  Các loại sâu bệnh hại lúa Cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa
21/06/2020

Cỏ dại

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

Sâu hại lúa

Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

 Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6-9 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC... phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb ( Obaone 95 WG … ), Flubendiamide ( Takumi 20WG…), Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC)

Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker  

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.
+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

 

 

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2  trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2  cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC).

Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

 

 

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng giống kháng rầy nâu.

- Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

- Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG) Nitenpyram (Acdinosin 50WP.. ) lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

Bệnh hại lúa

Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh.  Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji –one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ: 

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

 

 

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục;

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn (có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh), đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, A.v.tvil 5SC, Til calisuper 300EC,...

Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn . Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

 

 

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 540C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin  Fisan (lúa vàng), Kasumin  và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

theo nông nghiệp
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.681.102 - Fax: (84.064) 3.681.102
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu