TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 119926

  TRỒNG TRỌT

  Tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ với biểu hiện vàng lá, đẻ nhánh yếu và kém phát triển của cây lúa
21/06/2020

1/ Nguyên nhân:

Thu hoạch lúa xuân xong, bà con chuẩn bị gieo cấy vụ mùa, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao của Vụ mùa,tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

2/ Triệu chứng:

- Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít.

- Nhổ cây lúa lên kiểm tra thấy bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh. Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh. Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết. Ngộc độc hữu cơ thường thấy ở đất trũng thấp, ngập nước, nhiều sét, cày vùi nhiều rơm rạ.

3/ Biện pháp hạn chế và khắc phục:

- Hàng năm, sau khi thu hoạch lúa xuân cần áp dụng các biện pháp để xử lý tình trạng ngộ độc hữu cơ như: tiến hành cày ngã (ruộng chủ động tưới tiêu nước) hoặc lồng giập (ở những ruộng ngập nước) sau đó tiến hành rải Chất điều hòa pH đất giúp tăng nhanh quá trình phân hủy và đồng thời cũng là để trung hòa lượng axit hữu cơ và các khí độc sinh ra. Lượng bón 25-30kg/sào 500m2; 20-25kg/sào 360m2.

- Bón phân: Bón lót đầy đủ và bón thúc sớm, nên bón phân bón cho cây lúa như NPK Lúa 1 – chuyên lót và NPK Lúa 2 – chuyên thúc giúp cân đối dinh dưỡng để cây lúa hấp thu được tốt dinh dưỡng, sớm phát triển và tăng khả năng kháng ngộ độc hữu cơ nếu xảy ra.

- Nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bà con ngừng ngay bón phân đạm hoặc NPK, cần đưa nước vào ruộng với mực nước 5-7cm, kết hợp làm cỏ sục bùn giúp rễ lúa thoáng khí. Sau 5-7 giờ tháo cạn nước trong ruộng, để khô 2-3 ngày đưa nước trở lại nhằm rửa bớt các chất độc do quá trình phân hủy rơm rạ tạo ra. Sau đó bón 15-20kg/sào 500m2 phân lân trung tính (10-15kg/sào 360m2) và phân chuồng hoai mục.

Khi kiểm tra thấy cây lúa ra rễ mới (rễ trắng) và lá mới tiến hành phun phân bón qua lá (loại kích thích ra rễ cho cây lúa), khi cây lúa phát triển bình thường mới tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

theo nông nghiệp
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.681.102 - Fax: (84.064) 3.681.102
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu